- Giá trị nghệ thuật trong truyện Kiều (dành cho lớp 9)
- Tác giả: Đông Trà
- Thể loại:
- Nguồn: vnkings.com
- Rating: [K] Mọi độ tuổi đều đọc được
- Tình trạng: Chưa hoàn thành
- Lượt xem: 17.095 · Số từ: 891
- Bình luận: 10 · Bình luận Facebook:
-
Lượt thích: 3 Tĩnh Tâm A Raln Cloud Heaven Demon
Giá trị nghệ thuật trong truyện Kiều (dành cho học sinh lớp 9)
Dẫn: Đọc truyện Kiều, ta không thể không thốt lên thán phục đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Có lẽ tự cổ chí kim, ở nước Nam ta, chưa có một người nào có thể vận dụng tiếng Việt một cách thuần thục được như ông. Truyện Kiều, về tổng thể, là một bức tranh đẹp. Bức tranh ấy đẹp, vì sự hòa quyện của thanh tao và trần tục, của tĩnh và động, của đau thương và khát khao hạnh phúc của mỗi con người. Đó là bức tranh với sự góp mặt của những cảnh đời khốn khổ, mỗi người mỗi cảnh, mà nổi bật là cuộc đời bi thảm của nhân vật chính Thúy Kiều – đại diện cho thân phận người phụ nữ thời phong kiến. Bức tranh ấy được vẽ nên, hài hòa hết mực bởi cả nội dung và nghệ thuật – hai yếu tố cơ bản nhất cấu thành nên một câu chuyện. Trong đó, nghệ thuật chính là chất xúc tác để nội dung của truyện Kiều trở nên nổi bật một cách rất riêng.
I. Thể thơ – Bố cục:
– Thể thơ: Lục bát – thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam ta
–> Làm cho truyện Kiều trở thành một sự sáng tạo đột phá, là tác phẩm của riêng Nguyễn Du với nền móng là Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
– Bố cục: Dù Truyện Kiều rất dài, dài đến 3254 câu, song mạch viết, dòng chảy của câu chuyện vẫn rất trôi chảy, suôn sẻ, mạch lạc, không hề gây cho người đọc cảm giác gượng ép, gập gãy hay lan man, khó hiểu. Dường như mỗi câu từ, mỗi sự kiện chêm vào đều là chủ đích của chính tác giả và được đưa vào sau khi cân nhắc cẩn trọng.
VD: Nguyễn Du mượn sự miêu tả về ngoại hình sắc sảo, nét u buồn sẵn có trong tâm hồn (sự đa sầu, đa cảm, quá quan tâm đến cuộc đời) và tài năng bộc lộ quá mạnh mẽ của Thúy Kiều (có thể tìm hiểu thêm về quan niệm “Tài mệnh tương đối”), mượn cuộc đời và sự kiện thăm mộ Đạm Tiên – một ca kĩ, để báo trước tương lai u ám, bất ổn của nàng.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
…
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.
Hay mượn hình ảnh dịu dàng, đoan trang, đầy đặn và thuận với trời đất của Thúy Vân để diễn tả một cuộc đời phẳng lặng, gắn liền với gia đình, sinh nở (không nên sử dụng từ “hạnh phúc”).
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
II. Bút pháp tả cảnh:
“Thi trung hữu họa” (trong thơ có tranh vẽ), gợi nhiều hơn tả: Sử dụng cái chi tiết để miêu tả cái tổng thể, sử dụng sự việc, sự vật nhỏ để miêu tả cái không gian rộng lớn. Dường như khung cảnh không còn gói gọn trong một vài mảnh thơ con mà đã thăng hoa thành một bức tranh tuyệt mỹ:
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Hai câu thơ trên như mở ra trước mắt ta một không gian mênh mông, trù phú của đồng cỏ màu mỡ. Sự đơn điệu tẻ nhạt của đồng cỏ đã bị đập tan chỉ bằng một vài giọt trắng của hoa lê, điểm xuyết trên cái nền đã mơn mởn sắc xanh. Người thi sĩ đã không còn chỉ là thi sĩ, mà ông đã trở thành một người họa sĩ tài hoa với màu vẽ là những vần thơ mầu nhiệm.
Hay,
Tà tà bóng ngả về Tây,
…
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Đọc ba câu thơ này, ta như kẻ mộng mị lần bước giữa sự tĩnh lặng, buồn đến nao lòng của nắng chiều róc rách đang dần tan biến. Tâm trí ta như chịu sự điều khiển của Nguyễn Du, ngây ngất trước khung cảnh hoài niệm và quen thuộc của những thời xưa cũ: Một chiếc cầu gỗ im lìm bắc ngang qua một rãnh nước nhỏ, uốn lượn như dải lụa.
KL: Dường như, đọng trong cảnh của Nguyễn Du là cái tình cay nồng như men rượu.
III. Tả nhân vật:
1. Tuyến nhân vật chính diện: Chủ yếu là “ước lệ tượng trưng”
Với những nhân vật chính diện, nhà thơ sử dụng thủ pháp “ước lệ tượng trưng”, một nghệ thuật độc đáo rất thường thấy trong văn chương cổ. Theo quan điểm mĩ học thời phong kiến, thiên nhiên với hoa cỏ, chim muông là thước đo chuẩn mực của cái đẹp. Dựa trên cơ sở đó, những cốt cách thanh tao, đẹp đẽ của tuyến nhân vật chính diện đều được gắn liền với một số hình ảnh ẩn dụ có giá trị thẩm mỹ nhất định, được qui ước từ trước.
VD: Tả Từ Hải:
Đông Trà (7 năm trước.)
Level: 3
Số Xu: 223
Cảm ơn bạn nha. Mình sẽ cố gắng để làm bài viết trở nên thu hút hơn, có gì lần sau bạn góp ý giúp mình nữa nha ^^
Đông Trà (7 năm trước.)
Level: 3
Số Xu: 223
Không sao đâu bạn, mình không có khó chịu gì đâu. Cảm ơn bạn nha ^^
Anh Thư (7 năm trước.)
Level: 11
Số Xu: 979
Mình nghĩ... Học Truyện Kiều không đơn giản chỉ là học kiến thức. Nếu như bạn thật sự là một người đang tìm hiểu cũng như có cảm tình với nó giống như cô mình thì bạn có thể vừa diễn đạt nghệ thuật lẫn giá trị nhân văn, cũng như những bài rút ra một cách động hơn. Bay bổng ở đây không phải là làm thoái hóa nên, mà làm cho con người ta hình dung nó một cách sinh động hơn thôi!
Mình nghĩ... Học Truyện Kiều không đơn giản chỉ là học khiến thức. Nếu như bạn thật sự là một người đang tìm hiểu cũng như có cảm tình với nó giống như cô mình thì bạn có thể vừa diễn đạt nghệ thuật lẫn giá trị nhân văn, cũng như những bài rút ra một cách động hơn. Bay bổng ở đây không phải là làm thoái hóa nên, mà làm cho con người ta hình dung nó một cách sinh động hơn thôi!
Yuki Hin (7 năm trước.)
Level: 5
Số Xu: 226
Ồ.. mình xin lỗi vì câu hỏi riêng tư, mình chỉ là hơi tò mò, bạn không trả lời cũng không sao
Mình rất hứng thú với truyện Kiều, cố lên ha... ^^
Đông Trà (7 năm trước.)
Level: 3
Số Xu: 223
Mình có thể không trả lời được không bạn :vvv
Yuki Hin (7 năm trước.)
Level: 5
Số Xu: 226
OK. bạn học lớp 9 à?
Đông Trà (7 năm trước.)
Level: 3
Số Xu: 223
Bạn chờ mình nhé. Vì dạo này mình đang ôn thi nên chưa hoàn thành được. Mình cảm ơn bạn.
Đông Trà (7 năm trước.)
Level: 3
Số Xu: 223
Thực ra mình vẫn chưa hoàn thành bài này nên kiến thức vẫn chưa đầy đủ. Mong bạn thông cảm nhé. Với phần này chỉ là tổng hợp lại kiến thức về nghệ thuật thôi chứ không phải là một bài giảng hoàn chỉnh, mình sợ nếu bay bổng quá thì các bạn sẽ không hệ thống được tri thức. Cảm ơn bạn đã góp ý.
Yuki Hin (7 năm trước.)
Level: 5
Số Xu: 226
Bức tranh tứ bình Kiều ở Lầu Ngưng Bích, tác giả phân tích tiếp được không?
Mình hóng..
Anh Thư (7 năm trước.)
Level: 11
Số Xu: 979
Bài viết này rất bổ ích nhưng nghe vẫn còn khô khan quá. Cô của em giảng hay hơn nhiều hì hì ??