- Dàn ý bài Thương vợ của Trần Tế Xương
- Tác giả: Little Flower
- Thể loại:
- Nguồn: Vnkings.com
- Rating: [K] Mọi độ tuổi đều đọc được
- Tình trạng: Đã hoàn thành
- Lượt xem: 922 · Số từ: 2157
- Bình luận: 2 · Bình luận Facebook:
-
Lượt thích: 4 Myhuyen Trannguyen Thanh Thy Phạm Tâm Ngô Thuỷ Tiên
* Tác giả:
- Trần Tế Xương (1870 – 1907) thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.
- Để lại cho đời một sự nghiệp thơ ca bất tử với khoảng trên 100 bài gồm nhiều thể loại, nhưng chủ yếu là thơ
- Gồm 2 mảng sáng tác chính: trào phúng và trữ tình
- Tú Xương có hẳn một mảng sáng tác về vợ gồm nhiều thể loại được viết với tất cả niềm thương yêu và trân trọng.
*PHÂN TÍCH 2 CÂU ĐỀ (CÂU 1, 2):
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
– Hoàn cảnh bà Tú: mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “mom sông”:
+ Thời gian “quanh năm”: Khoảng thời gian suốt cả năm, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, gợi một thời gian có tính lặp, khép kín.Ý chỉ đây là bà Tú làm việc liên tục, không trừ ngày nào.
+ Địa điểm “mom sông”: phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định. Gợi lên một nơi bấp bênh, khó khăn.
⇒ Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn định
– Lí do:
+ “nuôi”: chăm sóc hoàn toàn
+ “đủ năm con với một chồng”: một mình bà Tú phải nuôi cả gia đình, không thiếu cũng không dư.
⇒ Bản thân việc nuôi con là người bình thường, nhưng ngoài ra người phụ nữ còn nuôi chồng ⇒ hoàn cảnh éo le trái ngang
+ Cách dùng số đếm độc đáo để người đọc cảm thấy “một chồng” bằng cả “năm con”, ông Tú nhận mình cũng là đứa con đặc biệt. Kết hợp với cách ngắt nhịp 4/3 thể hiện nỗi cực nhọc của vợ.
⇒ Bà Tú là người đảm đang, chu đáo với chồng con.
⇒ Nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú, làm nổi bật rõ hơn quãng đời mưu sinh của bà.
PHÂN TÍCH 2 CÂU THỰC (Câu 3, 4):
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng”
– Tú Xương đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú. Nhưng con cò trong bài thơ không chỉ xuất hiện giữa cái rợn ngợp của không gian mà còn trong cái rợn ngợp của thời gian.
+ “Lặn lội”: sự lam lũ, nỗi gian truân, lo lắng
+ Hình ảnh “thân cò”: Gợi nỗi vất vả, cực nhọc khi làm ăn => gợi tả nỗi đau mang tính khái quát
+ Cụm từ “khi quãng vắng” đã nói lên được cả thời gian không gian heo hút, rợn ngợp chứa đầy lo âu, nguy hiểm. Và cách đảo ngữ đưa cụm “lặn lội” lên đầu câu nhấn mạnh nỗi vất vả gian truân của bà Tú đồng thời gợi nỗi đau thân phận
=> Sự vất vả gian truân của bà Tú càng được nhấn mạnh thông qua nghệ thuật ẩn dụ.
– Sự vật lộn với cuộc sống đầy gian nan của bà Tú:
“Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
+ Eo sèo: từ láy tượng thanh ý chỉ sự kì kèo, kêu ca phàn nàn một cách khó chịu => gợi tả cảnh tranh bán, cãi vã nơi “mặt nước”.
+ Buổi đò đông: Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cảnh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu
=> Câu thơ gợi tả cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người làm nghề buôn bán nhỏ.
=> Thực cảnh mưu sinh của bà Tú: không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm, phải lặn lội trong nắng mưa, phải giành giật, phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt, đồng thời thể hiện lòng xót thương da diết của ông Tú.
*PHÂN TÍCH 2 CÂU LUẬN (CÂU 5, 6):
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công”
– “Một duyên hai nợ”: Bà Tú Xương ý thức được việc lấy chồng là do duyên nợ nên “âu đành phận”, bà cũng tự ý thức được mình là “nợ” nên bà phải gánh chịu, không một lời phàn nàn, lặng lẽ chấp nhận sự vất vả vì chồng vì con.
- Mở rộng của “một duyên hai nợ”: Phần lớn phụ nữ nhờ chồng mà được hưởng niềm sung sướng, còn với bà Tú chỉ là thêm một món nợ cả đời
– “nắng mưa”: chỉ sự vất vả
– “một” “hai” “năm” “mười” số từ phiếm chỉ số nhiều, được sắp xếp theo sự tăng tiến:
+ cách ngắt nhịp thơ 2/3/3: chỉ ra được những sự khó khăn chồng chất trên đôi vai bà Tú Xương
+ thể hiện tâm trạng tức tưởi, lắng sâu và kéo dài cuộc đời bà gắn với công việc không bao giờ ngừng nghỉ.
– “âu đành phận”, “dám quản công”:
- Dù cho phận mỏng duyên ôi, bà Tú vẫn chấp nhận, cam chịu, không lời oán thán.
- Cách ứng xử của người vợ luôn nhẫn nhục, chịu đựng vì chồng con.
=> Sự vất vả và gian truân, đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.
=> Hình ảnh bà Tú, người vợ hiền thảo với bao đức tính đáng quý: đảm đang, tần tảo, chịu thương chịu khó, thầm lặng hi sinh cho hạnh phúc gia đình.
=> Qua những sự chịu đựng chịu khó của bà Tú Xương, tác giả đã thấy được những nỗi khổ mà bà chịu qua nên ông đã có một sự kính trọng và yêu thương vợ hơn.
PHÂN TÍCH 2 CÂU KẾT (7, 8):
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không”
– Càng thấu hiểu với nỗi khổ của bà Tú bao nhiêu thì tác giả Tế Xương càng tự trách mình bấy nhiêu. Đến hai câu thơ cuối của bài thơ, tác giả đã thể hiện sự phẫn uất trước cái bạc bẽo của cuộc đời, trước sự vô dụng của bản thân.
– 2 câu thơ nghe đích xác giống như một câu “chửi” và người chửi là Tú Xương:
- Chửi cái xã hội phong kiến thối nát Tây, Tàu, Ta hỗn loạn.
- Chửi chuyện đạo đức con người trở nên tha hóa, mất nhân cách: kẻ đốn mạt, không có liêm sỉ thì được ăn sung mặc sướng đè đầu cưỡi cổ dân chúng.
- Và ông còn chửi chính bản thân mình vô năng, không đỡ đần được gì cho vợ “Có chồng hờ hững cũng như không”.
- “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”: tố cáo hiện thực, xã hội quá bạc bẽo, bất công với người phụ nữ, quá bó buộc họ để những người phụ nữ phải chịu nhiều cay đắng, lam lũ của cuộc đời.
+ “thói đời”: Trần Tế Xương thể hiện nỗi bất bình với thời thế, chửi lễ giáo phong kiến, luật lệ hà khắc và cũng chính xã hội phong kiến thối nát đó đã khiến Tú Xương mãi lận đận với con đường thi cử mà trở thành kẻ bất tài, vô dụng mang gánh nặng đến cho vợ con => sinh ra những người chồng vô dụng (Thời phong kiến lúc ấy, đồng tiền mua quan bán tước để rồi thi tám lần mà chỉ đỗ đến Tú Tài)
=> “hờ hững”: Tú Xương tự chửi chính mình là một người chồng hờ hững, vô tâm, vô trách nhiệm, vô tích sự; ông nhận mình có khiếm khuyết, ý thức được sự hờ hững của mình cũng là một biểu hiện của thói đời.
=>Thế nhưng, đằng sau những tiếng chửi của ông là một nỗi đau tê tái. Ông tự phán xét bản thân mình, lên án chế độ thi cử và đây cũng là lời nhận lỗi chân thành của tác giả đối với người vợ vì sự vô dụng bản thân, không làm tròn trách nhiệm bổn phận người chồng.
=> Tiếng chửi này chính là biểu hiện của một người chồng giàu tình yêu thương vợ, hết lòng trân trọng, ca ngợi, thấu hiểu và đồng cảm cho người vợ của mình.
- Một số câu hỏi liên quan:
- Tại sao ông Tú không đi làm để thay đổi số phận gia đình?
- Tại sao ông Tú chỉ chửi, tự trách chứ không bắt tay vào hành động, học việc rồi đi làm giúp vợ?
Trả lời:
- Như bao người đàn ông khác trong xã hội phong kiến, ông Tú được dạy rằng phải học hành rồi thi cử đỗ đạt để có cuộc sống tốt hơn. Vì để người đàn ông được đi học, cha mẹ và vợ của những người đó phải lặn lội kiếm tiền nuôi họ học. => Ăn sâu vào tiềm thức chỉ cần học thật giỏi để được thăng quan tiến chức là đủ rồi, không biết làm việc gì cả.
- Những người đàn ông đó chỉ học nên không biết làm gì cả. Hơn nữa xã hội xưa rất coi trọng việc người đàn ông đỗ đạt quan nhờ thi cử. Nên nếu ông Tú đi làm thì bà Tú sẽ bị cha mẹ, họ hàng, làng xóm quở trách vì không biết cam chịu, không để yên cho ông Tú học, không có những phẩm chất của một người phụ nữ, không biết tam tòng tứ đức.
Flower Little (2 năm trước.)
Level: 5
Số Xu: 534
Okie nè, để mình sắp xếp thời gian soạn rồi đăng lên nha, cảm ơn bạn nhiều 🌼
Lie Ni (2 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 152
bạn phân tích bài "Vợ nhặt" của Kim lân được ko ạ, tại vì mình thấy bạn phân tích khá gọn mà còn xúc tích nữa