Phân tích hình tượng người nghĩa sĩ nông dân trong bài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc
trong phần 2 của tác phẩm.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nhận xét về Nguyễn Đình Chiểu là “ngôi sao sáng trên bầu trời dân tộc Việt Nam ta, càng nhìn thì càng thấy sáng”. Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà văn có đóng góp to lớn trong sự nghiệp văn học nước nhà. Với “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên bức tượng đài bi tráng về người nông dân nghĩa sĩ đánh Pháp cuối thế kỉ XIX. Trong đó, phần 2 (thích thực) đã vẽ lên toàn diện bức chân dung ca ngợi vẻ đẹp người nông dân – người nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Bài Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc được tác giả viết vào đêm ngày 14 tháng 12 năm 1861, đêm những người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc tấn công vào đồn giặc, cuộc khởi nghĩa thất bại, 21 nghĩa sĩ hi sinh. Bài văn tế này lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc, văn chương có cái nhìn tiến bộ, mới mẻ về hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân. Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa thành công bức tượng đài nghệ thuật sừng sững, sang trọng về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có của mỗi người. Hình ảnh người nông dân là vấn đề trọng tâm của bài văn tế là đối tượng ngưỡng mộ, yêu mến tiếc thương đồng thời là linh hồn của cả bài.
Người nông dân được tác giả giới thiệu trong tác phẩm là những người hết sức bình thường, vô danh trước khi thực dân Pháp xâm lược. Họ là những người nông dân thuần túy, chất phác, cần cù, giản dị, cuộc đời nghèo khổ, hiền lành, chịu thương chịu khó. “Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”. Gánh nặng cuộc đời đè lên đôi vai nhỏ bé, gầy yếu của họ. Cả cuộc đời đâu ra khỏi lũy tre làng, chỉ quanh quẩn với những con trâu. “Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.” Đặc biệt, ngay từ những dòng đầu tiên của bài viết tác giả đã khẳng định, ghi công “mười năm công vỡ ruộng chưa chắc còn danh nổi như phao” Vẻ đẹp hiện lên đầu tiên từ họ là vẻ đẹp của những con người lao động âm thầm cống hiến mang lại sự số, sự phát triển cho làng, cho đát nước.
Sự chất phác của những người nông dân, quanh năm chỉ biết ruộng trâu nên họ đâu biết gì về quân sư, về chiến đấu. “Chỉ quen với việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy tay vốn làm quen” còn việc của quân sự “tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ mắt chưa từng ngó”. Thế mà, những con người như vậy khi thực dân Pháp xâm lược họ thấp thỏm lo âu trông ngóng quan quân triều đình, đợi chờ lệnh chiến đâu. Bị vua quan bỏ rơi không màng đến, trông ngóng mà không ngó họ đã dám một mình đứng lên chống lại kẻ thù nhận lấy trách nhiệm cứu nước thiêng liêng cao cả một cách tự nguyện không có bắt buộc. “Nào đợi ai đòi ai bắt phen này xin ra sức đoạn kình, chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra độ hổ.”
Do đâu, vì đâu mà họ có sức mạnh tinh thần tự nguyện ấy? Đúng vậy! Tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc đã thúc giục tinh thần chiến đấu của họ mà không cần bị ép buộc, quyết không đội trời chung với giặc. Đã ba năm giặc tới xâm lược, mười tháng giặc đóng đồn “Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa, mùi tinh chiến đã vây vá ba năm.” Họ căm thù giặc sâu sắc “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”. “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan muốn ra cắn cổ.” Chẳng thấy tin tức của vua quan, họ đã tự ý thức được sứ mệnh bảo vệ đất nước, ý thức niềm tự hào dân tộc họ đã đứng dậy với tinh thần tự nguyện bảo vệ đất nước: ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Cỏ là cây, mỗi người nông dân khi làm ruộng (làm nông) phải nhổ đi, dọn sạch thì cây trông mới phát triển được. Tác giả lại viết “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ” để nhấn mạnh và nêu cao tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc, ý thức tự cường, tự tôn dân tộc. Việc trông ngóng đã trở nên mất niềm tin vào vua quan triều đình “trông tin quan như trời hạn trông mưa” đợi tin tức của quân, quan triều đình không thấy gì. “Mùi tinh chiến đã vấy vá ba năm”. Mùi tinh chiến – quân giặc đã sang xâm lược nước ta được ba năm và hơn mười tháng đóng quân mà quan quân triều đình vẫn thản nhiên mặc kệ chúng xâm lược, không lo lắng cho nhân dân tìm ra phương hướng đánh giặc xâm lược. Lúc ấy, tinh thần chiến đấu quả cảm, anh dũng đã dấy lên trong lòng nông dân – nghĩa sĩ Cần Giuộc đã đứng lến chiến đấu chống giặc ngoại xâm đến lộng hành ở nước ta. Họ “muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ” quân giặc đã đóng ở nước ta “ngày xem ống khói chạy đen sì – ống khói của quân giặc” mà nhân dân căm phẫn, hận quân giặc.
Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ đã được tác giả khắc họa một cách rõ nét thể hiện tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm, xâm lược nước ta. “Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đổi hươu, hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán thịt chó.” Quan quân triều đình mặc kệ, giặc xâm lược đến ngày càng đông vẫn không thấy tin tức, bóng dáng quan quân triều đình. “Nào đợi ai bắt, phen này ra sức đoạn kình, chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay đổ bộ.” Họ không bị ai ép buộc mà thực hiện một cách tự nguyện chân thành đứng lên kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Một lần nữa tác giả lại khẳng định tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm của những người nông dân Cần Giuộc.
Nguyễn Đình Chiểu đã vẽ lên bức chân dung ca ngợi vẻ đẹp của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc với những phẩm chất tốt đẹp vốn có ở họ – những người nông dân chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó, với tinh thần yêu nước nồng nàn, tha thiết, muốn bảo vệ và xây dựng đất nước hòa bình, độc lập, tự do, phát triển… Ông đã khắc họa bức tượng đài nười nghĩa sĩ sừng sững hiên ngang,… Bài văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc xứng đáng là khúc ca bi tráng về người nông dân, nghĩa sĩ Cần Giuộc. Chúng ta, những học sinh đã và đang ngồi trên ghế nhà trường cần học tập thật giỏi, rèn luyện sức khỏe, tu dưỡng đạo đức, phẩm chất,…ý thức rõ hơn về vấn đề xây dựng và bảo vệ đất nước góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Mộc Nghi (5 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 103
Ủng hộ tác giả!