- Bài Ca Vọng Cổ!
- Tác giả: Hạt Dưa
- Thể loại:
- Nguồn: Vnkings.com
- Rating: [K] Mọi độ tuổi đều đọc được
- Tình trạng: Đã hoàn thành
- Lượt xem: 1.150 · Số từ: 508
- Bình luận: 4 · Bình luận Facebook:
-
Lượt thích: 5 Trúc Phượng Nerissa Peach Nga Thuỳ Dưa Hạt Gấm Nguyễn
Vọng cổ là một tên gọi quen thuộc với người dân Việt Nam, là loại nhạc dân tộc tiêu biểu của vùng đất Nam Bộ. Bài vọng cổ trước đó có tên là dạ cổ do cố nhạc sư Sáu Lầu (tức ông Cao Văn Lầu) ở Bạc Liêu sáng tác vào những năm 1920, gồm hai mươi câu gọi là “Dạ Cổ Hoài Lang” (đêm khuya nghe tiếng trống nhớ chồng), về sau được đổi thành “Vọng Cổ Hoài Lang” (trông mối tình xưa mà nhớ đến chồng). “Từ là từ phu tướng, bão kiếm sắc phán lên đàng, vào ra luống trông tin chàng, năm canh mơ màng,…”
…
Bài vọng cổ đã biến chuyển không ngừng theo mỗi thời kỳ, giai đoạn. Cũng như cải lương, bài vọng cổ cải cách nhưng vẫn song hành với tiến bộ và văn minh của thời đại, không làm mất đi cái gốc nguyên căn của bài vọng cổ.
+ Giai đoạn I: (1920 – 1926) nhịp Đôi nguyên thủy
+ Giai đoạn II: (1927 – 1935) tăng lên thành nhịp Tư
+ Giai đoạn III: (1936 – 1945) tăng lên thành nhịp Tám
+ Giai đoạn IV: (1946 – 1954) tăng lên thành nhịp Mười Sáu
+ Giai đoạn V: (1955 – 1964) tăng lên thành nhịp Ba Mươi Hai
+ Giai đoạn VI: (1965 – nay) tăng lên thành nhịp Sáu Mươi Bốn.
…
– Nhịp Đôi nguyên thủy: “hò liu xàng xê cống”. Dựa theo thể thức hạ giọng Bình Trắc ở mỗi câu.
– Nhịp Tư và Tám: thể thức như nguyên căn, song chữ được đặt thêm nhiều.
– Nhịp Mười Sáu: với bài Tôn Tẩn giả điên. Các điệu hò, ngâm thơ Vân Tiên được lồng vào, đánh dấu bước chuyển mình cho bài vọng cổ. Giúp nghệ sĩ Út Trà Ôn trở thành “Đệ Nhứt Danh ca miền Nam”.
– Nhịp Ba Mươi Hai: hò, thơ được xen lồng vào bài ca
– Những năm 64, bài vọng cổ được lồng thêm các bài bản tân nhạc.
– Từ những năm 65 đến nay: Tân cổ giao duyên ra đời – làn gió mới cho nghệ thuật sân khấu miền Nam Việt Nam.
…
Để giúp cho người nghệ sĩ vô câu vọng cổ cho êm và ngọt, các soạn giả thường áp dụng các phương pháp gối đầu bản vọng cổ, như: dùng bài bản ngắn (lý con sáo, sương chiều, lưu thủy hành văn,…), lối văn xuôi, hoặc lối văn vần, các bài tân nhạc,…
Cũng nhờ bài vọng cổ mà đã đưa nhiều tên tuổi các nghệ sĩ đến với công chúng như: Tình anh bán chiếu (Út Trà Ôn), cô bán đèn hoa giấy (Thanh Hương), bánh bông lan, bánh phồng tôm (Lệ Thủy, Minh Vương), lá bàng rơi (Hữu Phước),…
…
Chúng ta đang sống trong thời đại bốn chấm không, đang hô hào cho cái mới, cái hiện đại nhưng hãy dành chút thời gian để nhìn về quá khứ và phát triển những loại hình dân tộc nước nhà, hãy đưa vọng cổ, cải lương sánh vai cùng nhạc của năm châu, quốc tế.
Dưa Hạt (5 năm trước.)
Level: 8
Số Xu: 1229
Dạ cổ hoài lang là dấu ấn của mọi thời đại mà.
Trúc Phượng (5 năm trước.)
Level: 8
Số Xu: 3067
Dạ cổ hoài lang là bài vọng cổ đầu tiên mà mk vẫn còn nhớ như in giai điệu
Dưa Hạt (5 năm trước.)
Level: 8
Số Xu: 1229
Tôi thì lại nghĩ lối ca hơi dài là một gió mới cho cải lương, nhưng nhịp thì vẫn ổn định như trước giờ thôi vẫn là 64 nhịp.
Trường Thi (5 năm trước.)
Level: 12
Số Xu: 29867
Tôi không rành về nhạc lý giọng cổ nhưng sự chia nhịp của bạn về giai đoạn cuối cùng có chỗ tôi thấy chưa hẳn là như vậy. Nếu xét về nhịp thì từ những năm 65 cho đến khoảng thập niên 80 thì bài giọng cổ cách ca không có thay đổi lắm.
Những bài như: Cô gái tưới đậu - Thanh Tuấn, Thanh Kim Huệ; Hoa mua trắng - Phượng Liên; Tặng đời chiếc nón bài thơ - Minh Vương, Thanh Kim Huệ... cùng với những tuồng cải lương như Trần Minh khố chuối; Khách sạn hào hoa... giọng cổ vẫn được hát theo cách cũ.
Nhưng bắt đầu cặp đôi CT - PH nổi lên với vở tuồng Vụ án Mã Ngu thì lối hát cả trăm chữ với cách uốn éo, khoe giọng và hát như tụng kinh thì thật sự bài vọng cổ đã cải cách vào sự khủng hoảng thật sự. Còn đâu những lời buồn da diết, giọng ca nỉ non nghe mà cảm... thay vào đó là hài. Nếu có cơ hội nghe hai mươi mấy cuộn băng C90 (hay băng cối - băng Akai) và những dĩa than mới thấy sự khác biệt lối ca nó lớn biết chừng nào.
Dù sao thì sự thay đổi nào cũng mang đến những làn gió mới, nhưng với tôi, lối hát giọng cổ hiện tại nghe không còn hay nữa.
Tôi không rành về nhạc lý giọng cổ nhưng sự chia nhịp của bạn về giai đoạn cuối cùng có chỗ tôi thấy chưa hẳn là như vậy. Nếu xét về nhịp thì từ những năm 65 cho đến khoảng thập niên 80 thì bài giọng cổ cách ca không có thay đổi lắm.
Những bài như: Cô gái tưới đậu - Thanh Tuấn, Thanh Kim Huệ; Hoa mua trắng - Phượng Liên; Tặng đời chiếc nón bài thơ - Minh Vương, Thanh Kim Huệ... cùng với những tuồng cải lương như Trần Minh khố chuối; Khách sạn hào hoa... giọng cổ vẫn được hát theo cách cũ.
Nhưng bắt đầu cặp đôi CT - PH nổi lên với vở tuồng Vụ án Mã Ngu thì lối hát cả trăm chữ với cách uốn éo, khoe giọng và hát như tụng kinh thì thật sự bài vọng cổ đã cải cách vào sự khủng hoảng thật sự. Còn đâu những lời buồn da diết, giọng ca nỉ non nghe mà cảm... thay vào đó là hài. Nếu có cơ hội nghe hai mươi mấy cuộn băng C90 (hay băng cối - băng Akai) và những dĩa than với thấy sự khác biệt lối ca nó lớn biết chừng nào.
Dù sao thì sự thay đổi nào cũng mang đến những làn gió mới, nhưng với tôi, lối hát giọng cổ hiện tại nghe không còn hay nữa.