- Chiều Tối (Mộ)
- Tác giả: Mộc Nghi
- Thể loại:
- Nguồn: Vnkings.com
- Rating: [K] Mọi độ tuổi đều đọc được
- Tình trạng: Đã hoàn thành
- Lượt xem: 2.003 · Số từ: 1511
- Bình luận: 6 · Bình luận Facebook:
-
Lượt thích: 4 Mộc Nghi Mạch Yên Reginald Emery Saint Eguard
Hồ Chí Minh được nhân loại biết đến không chỉ với vai trò một vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam mà còn được biết đến như một nhà văn, nhà thơ lớn của thế kỉ XX. Ngoài văn chính luận, người còn để lại cho đời một sự nghiệp thơ ca sáng tác đáng trân trọng. Trong đó nổi bật nhất là tập thơ “Nhật kí trong tù”. Tập thơ này như một cuốn nhật kí bằng thơ ghi lại những chặng đường giải lao đầy gian nan vất vả của người tù. Bài thơ “Chiều tối” là một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của tập “Nhật kí trong tù”. Bài thơ mang phong vị vừa cổ điển vừa hiện đại.
Phiên âm:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.”
Dịch thơ:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.”
Một cái nhìn man mác, một thoáng ước mơ thầm kín về một mái ấm, một chỗ dừng chân của nhà thơ trên con đường lưu đày khổ ải muôn dặm, được hé lộ qua bài thơ, đọc qua tưởng như chỉ tả cảnh chiều tối nơi xóm núi xa lạ.
Bài thơ mở đầu bằng bức tranh thiên nhiên buổi chiều tối trên được Bác bị giải lao. Chỉ vài nét chấm phá, hai câu đầu của bài thơ đã để lại một tiểu họa về cảnh thiên nhiên vùng Sơn Cước ở thời điểm chiều tối mang phong vị cổ điển rõ nét.
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
(“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”)
Thiên nhiên hiện lên với hai nét chấm phá: cánh chim và áng mây mang màu sắc cổ thi rõ nét. Hai hình ảnh ấy tạo nên bầu không gian cao rộng.
Hình ảnh “cánh chim” đang bay về tổ với cuộc sống hằng ngày mang tâm trạng mệt mỏi tìm chốn ngủ sau ngày dài kiếm ăn gợi cảm giác gần gũi, thanh bình, ấm áp. Hình ảnh “chòm mây” cô đơn lẻ loi gợi cảm giác buồn vắng trôi chậm rãi mở ra một không gian êm ả. “Chòm mây” trôi lửng lờ giữa tầng không sử dụng chất liệu cổ điển. Cấu trúc hai câu thơ đăng đối, âm điệu nhè nhẹ, thoáng buồn. Người chiến sĩ bị lưu đày ngước mắt nhìn bầu trời, dõi theo cánh chim bay và áng mây trôi nhè nhẹ mà lòng man mác.
Điều mới mẻ có tính hiện đại ở đây nếu như trong thơ cổ, cánh chim thường bay về chốn vô tận, vô cùng, vô định gợi cảm giác xa xăm, phiêu dạt, chia ly mang cái buồn thương u uẩn thì cánh chim trong thơ Bác lại gần gũi yêu thương hơn bao giờ hết. Cái hay nằm ở chỗ nhìn cánh chim bay mà thấy được “quyện điểu”, thấy được trong dáng bay của cánh chim có sự mệt mỏi của nó. Đây cũng là tình cảm nhân đạo của Hồ Chí Minh. Nghệ thuật lấy điểm vẽ lấy động tả tĩnh được vân dụng sáng tạo.
Sự vận động của “tầm túc thụ”, “độ thiên không” là sự di chuyển có định hướng. Với cách miêu tả chấm phá thiên nhiên buổi chiều tối gợi lên bức tranh đẹp nhưng buồn. Thể hiện lòng yêu thiên nhiên và phong thái ung dụng tự tại trong mọi hoàn cảnh.
Người tù cảm thấy mệt mỏi sau quãng đường dài bị đầy ải, cảm thấy cô đơn, lẻ loi giữa không gian núi rừng quanh vắng. “Cánh chim” mệt mỏi sẽ tìm được tổ ấm còn “chòm mây” cô đơn nhưng vẫn tự do giữa bầu trời rộng lớn, không như những người tù không được tự do và không được về với gia đình, tổ ấm của mình.
Cảnh chiều tà nơi vùng Sơn Cước có chút hiu hắt vắng lặng gợi lên cái bâng khuâng man mác trong lòng người đọc nhưng sự chuyển biến của hai câu sau nhanh chóng xóa đi cái hiu hắt vốn có của núi rừng. Đó chính là lúc mà đôi mắt yêu thương và trái tim nhân ái bao la của Người bắt gặp vẻ đẹp của con người lao động. Nếu như hai câu thơ trên nói về tình yêu thiên nhiên thì hai câu thơ sau nói về tình yêu con người và bức tranh cuộc sống ở vùng Sơn Cước:
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.”
(“Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.”)
Con người là trung tâm chủ thể của bức tranh thiên nhiên. “Cô gái xay ngô” – sự trẻ trung tràn đầy sức sống với niềm vui trong lao động. Câu thơ “cô em xóm núi xay ngô tối” là vẻ đẹp khỏe khoắn trong lao động, cuộc sống đời thường chính điều đó mang lại niềm vui cho người tù. Cuộc sống vùng Sơn Cước thanh bình, yên ả và ấm no. Hai chữ “thiếu nữ” gợi lên vẻ trẻ trung, tươi tắn của cô gái cùng với hoạt động xay ngô đã làm hiện lên vẻ khỏe khoắn, nhịp nhàng trong lao động. Việc đặt hình ảnh “sơn thôn thiếu nữ” ở vị trí trung tâm của bức tranh phong cảnh chiều tối đã làm cho bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh về cuộc sống con người, sự chuyển đổi ấy thể hiện một khuynh hướng vận động hình tượng thơ và quan điểm nhân sinh của Bác.
Hình ảnh đời thường, chân thật và giản dị, sử dụng biên pháp điệp ngữ “ma bao túc – bao túc ma” thể hiện vòng xoay liên tục, nhịp nhàng của cối xay và công việc theo chu kỳ. Câu thơ không nói đến cái tối mà vẫn gợi được tối. Chiều chuyển dần sang tối nhưng bức tranh thơ lại mở ra ánh sáng rực hồng. Đồng thời thể hiện sự kiên nhẫn bền bỉ cần cù cùng với cuộc sống lao động.
Người tù gắn với người lao động dù bất cứ hoàn cảnh nào. Cảnh vật được nhìn từ tầm trạng vui, hứng khởi, lạc quan để quên đi cảnh ngộ đầy ải của bản thân và chia sẻ niềm vui thường ngày. Đó là vẻ đẹp tinh thần nhân đạo của Hồ Chí Minh.
Hoàn cảnh tự do đeo xiềng xích hay dây trói. Bị giam hãm thân thể ở trong lao nhưng tinh thần tự do của người tù vẫn thanh thản, ung dụng tự tại. Mang tâm hồn của người thi sĩ. Những người tù bị giải từ sáng sớm, từ lúc gà gáy và đêm chưa tan. Một ngày đi bộ đến năm mươi ba cây số. Áo mũ dầm rách hết giày Bác vẫn làm thơ, làm cho tâm hồn thêm nồng nàn để quên đi sự khổ cực, sự áp bức. Tâm hồn thơ luôn hòa quyện với thiên nhiên. Sự vẫn động hình tượng luôn gắn bó với cuộc sống con người. Từ chiều tối đến ánh sáng rực hồng ấm áp. Từ nỗi buồn, mệt mỏi, cô đơn sáng niềm vui yêu đời, luôn hướng tới ánh sáng, sự sống và tương lai.
Chữ “hồng” nằm ở cuối bài thơ nhưng có một vị trí đặc biệt. Trong nghệ thuật Đường thi, chữ hồng được xem là nhãn tự của bài thơ. Nó tạo nên cái thần thái đặc biệt cho bài, nhãn tự ấy làm cho ta có cảm giác ấm nóng bao trùm bài thơ, câu thơ rực lên màu tha thiết, tin yêu cuộc sống. Gợi lên một không gian tràn đầy ánh sáng, làm xua tan mệt mỏi, căng thẳng của người tù và con người lạc quan luôn hướng tới ánh sáng. Từ yêu thương cuộc sống con người của Bác làm cho sự vận động của mạch thơ có chiều hướng lạc quan bởi luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.
Nghệ thuật trong bài có từ ngữ hàm súc cô độc, thủ pháp nghệ thuật đối lập, điệp ngữ.
Bài thơ “chiều tối” để lại trong lòng người độc giả vẻ đẹp về một bức tranh thiên nhiên vùng Sơn Cước qua những nét vẽ vừa cổ thi vừa hiện đại. Bài thơ đã làm người đọc xúc động trước tình cảnh nhân ái bao la của người tù – chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh dù trong hoàn cảnh tù đày nơi đất khách quê người nhưng vẫn vượt lên trên tất cả mọi sự khổ đau, đạ đày về thể xác để đưa đến cho người đọc những vần thơ tuyệt nhất.
Mộc Nghi (2 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 103
Cám ơn bạn đã ủng hộ bài của mình nha ^^
Mộc Nghi (3 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 103
Cám ơn bạn đã góp ý ^^!
Cát Cát Lạc Y (3 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 3333
Trời ơi ước gì tớ đọc được bài cậu sớm hơn, bài văn phân tích của tớ đã chẳng mất oan gần 2 điểm TT
Vị thần tập sự Aphrodi (3 năm trước.)
Level: 9
Số Xu: 1381
Ở chỗ mở bài “vai trò một” bạn nhớ cách lại chữ “trò một” nha
Mộc Nghi (3 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 103
Cám ơn bạn góp ý!
Thanh Diep (3 năm trước.)
Level: 10
Số Xu: 11578
Mình nói thế này bạn đừng buồn, nhưng bạn nên soát lại bài viết trước khi đăng bài.
Ngay từ câu đầu tiên đã có lỗi thiếu từ rồi:
"HCM được nhân loại biết đến không chỉ với vai trò một vị lãnh tụ kiệt xuất..."
Lỗi sớm như này rất khó đọc tiếp bài đằng sau, nhưng hình như mình đã thấy một lỗi nữa, "trên đường" không phải "trên được".