- Phân tích nhân vật Huấn Cao
- Tác giả: Mộc Nghi
- Thể loại:
- Nguồn: Vnkings.com
- Rating: [K] Mọi độ tuổi đều đọc được
- Tình trạng: Đã hoàn thành
- Lượt xem: 3.144 · Số từ: 1121
- Bình luận: 6 · Bình luận Facebook:
-
Lượt thích: 3 Mộc Nghi Vũ Ngọc Bảo Hân Lê Anh Quân Phạm
Nguyễn Tuân là cây bút tài hoa của nền văn học Việt Nam. Ông là nhà văn lớn, một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. “Chữ người tử tù” là tác phẩm kiệt xuất trước Cách mạng tháng tám. Nguyễn Tuân đã khắc họa được vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao tài hoa và cao thượng.
Gặp lúc Hán học suy vi, sống giữa buổi “tây tàu nhố nhăng”, những con người này, mặc dù buông xuôi, bất lực nhưng vẫn mâu thuẫn sâu sắc với xã hội đương thời. Họ không chịu a dua theo thời, chạy theo danh lợi mà vẫn cố giữ “thiện lương” và “sự trong sạch của tâm hồn”. Họ dường như cố ý lấy “cái tôi” tài hoa, ngông nghênh của mình để đối lập với xã hội phàm tục. Trong số những con người tài hoa ấy nổi bật lên hình thượng ông Huấn Cao trong “chữ người tử tù”, một con người tài hoa, không chỉ có tài mà còn có tâm trong sáng, mặc dù chí lớn không thành nhưng tư thế vẫn hiên ngang, bất khuất.
Huấn Cao được biết đến là một người văn võ đều tài. Là người dầu đội quân thị uy, khi trở thành tử tù vẫn khiến người ta khiếp sợ vì dũng cảm, ngang tàng của mình. Huấn Cao cũng là người nổi tiếng viết chữ đẹp.
Huấn Cao là một côn người “khuấy nước chọc trời” coi thường cường quyền. Câu hỏi của Huấn Cao với quản ngục cũng thể hiện khí phách hiên ngang: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.” Chỉ bằng chi tiết ấy Nguyễn Tuân đã khắc họa nên một nhân vật Huấn Cao đẹp đẽ.
Cái tài của Huấn Cao cũng là một người “viết chữ rất nhanh và đẹp” danh tính của ông đã lan ra khắp vùng tỉnh Sơn. Tài viết chữ của Huấn Cao đã vang danh bất hư truyền, thời xưa thì những con chữ nói lên nhân cách phẩm giá của con người. Chính viên quản ngục cũng thốt lên rằng chữ Huấn Cao “chữ đẹp và vuông lắm”. Tác giả ca ngợi, kính trọng người tài. Đồng thời trân trọng nghệ thuật, thư pháp cổ truyền của nhân vật. Bên cạnh có tài viết chữ đẹp, ông còn là người văn võ song toàn, ông có tài viết chữ đẹp, ông có tài “bẻ khóa và vượt ngục”. Huấn Cao là tên khiên người trong ngục phải dè chừng. Trong mắt triều thần, ông là bọn phản nghịch nhưng thực chất ông lại là người đứng đầu chống lại triều đình, lúc ấy triều đình rất loạn lạc.
Huấn Cao là một người có khí phách hiên ngang, khi đặt chân vào nhà tù, trước lời của lính áp giải ông tỏ thái độ lạnh lùng, không thèm quan tâm để ý, hành động đầu tiên của ông là dỗ gông, “Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũ gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thùng một cái”. Đó là hình ảnh ngang tàng muốn phá gông để thoát khỏi xiềng xích.
Những ngày bị giam chốn ngục tù, Huấn Cao không sợ, còn thản nhiên nhận rượu thịt của viên quản ngục và xem như việc vẫn làm trong cái hưởng sinh bình. Ông có phong thái tự do, ung dung xem nhẹ cái chết.
Trong cảnh cho chữ ở cuối tác phẩm, Nguyễn Tuân đã cho Huấn Cao vẻ đẹp qua cái tâm. Sự thông nhất giữ cái tài, cái tâm làm toát lên nhân cách cao đẹp của Huấn Cao. Đây cũng là cái đẹp mà Nguyễn Tuân đang tìm.
Huấn Cao là người không ép mình viết chữ vì vàng ngọc, cho thấy ông là một người trọng nghĩa sinh lợi. chỉ có chữ những người tri kỉ “ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”.
Đáng quý hơn, Huấn Cao không chỉ trọng thiện lương của mình mà còn trọng thiện lương của người khác, được thể hiện trong cách ứng xử với viên quản ngục, khi chưa biết tấm lòng của viên quản ngục thì xem như kẻ tiểu nhân đối xử coi thường, cao ngạo. Khi đã hiểu ra thì cảm nhận được biệt nhẫn thiên tài và sở thích cao quý của viên quản ngục “nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Chính vì thế mà ta cũng biết ông chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp, sự trân trọng đối với những con người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp. Huấn Cao là anh hùng có thiện lương trong sáng. Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân là cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp phải đi đôi với cái thiện không thể tách rời nhau, đây là quan điểm thẩm mĩ, tiến bộ.
Nhưng có lẽ nhân cách thiện lương trong sáng của ông nổi bật nhất vẫn là cảnh cho chữ. Là một cảnh “xưa nay chưa từng có”.
Trong không gian chật hẹp, ẩm ướt, tối tăm bẩn thỉu khói bốc nghi ngút dưới ánh sáng của ngọn đuốc là hình ảnh ba cái đầu chụm lại chăm chú trên một tấm lụa bạch. Trong đêm khuya, tại trại giam tỉnh Sơn chỉ còn có tiếng mõ trên vọng canh, ở một buồn trại giam tối tăm “tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”.
Vì sao Nguyễn Tuân lại nói đây là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có? Bởi việc cho chữ diễn ra trong tù ngục, bẩn thỉu, cũng chính bởi nghệ sĩ sáng tạo trong lúc cổ mang gông, chân vướng xiềng xích. Có một sự đổi nôi kì lạ khi người tử tù trong tư thế bề trên uy nghi lồng lộng còn kẻ quyền uy lại khúm núm, khính cẩm run run vái lạy. Tác giả dựng lên một bức tượng đài thiện lương với bút pháp tài năng của bậc thầy ngôn ngữ.
Trong truyện ngắn “chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng của nó.
Mộc Nghi (3 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 103
Cám ơn bạn đã ủng hộ nha! Tui bị lạc mất bài phân tích Mị mất tiêu :(( Khi nào có thời gian mình sẽ làm.
Lemon Chann (3 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 3309
Nếu được không biết bạn phân tích nhân vật Mị được không.
Mộc Nghi (3 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 103
Cám ơn bạn đã ủng hộ!
VĂN QUÝ BÙI (3 năm trước.)
Level: 1
Số Xu:
qua hay qua hay
Mộc Nghi (3 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 103
Mộc Nghi (3 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 103
Cám ơn bạn đã góp ý