Mạc Ngôn là một nhà văn lớn có sức ảnh hưởng sâu sắc đối với nhiều độc giả trong, ngoài nước. Ông là người Trung Quốc đầu tiên vinh dự nhận giải thưởng Nobel Văn học. Khi nhắc đến Mạc Ngôn ta phải công nhận một điều rằng dường như trong các tác phẩm của Ông nghệ thuật là phần được xem là độc đáo nhất. Trong tác phẩm Ếch là một điển hình, nghệ thuật Mạc Ngôn xây dựng trong tác phẩm thường xoay quanh những tâm điểm: nghệ thuật kết cấu và cốt truyện, người kể chuyện và nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu. Không chỉ riêng Mạc Ngôn mà hầu như các tác giả khi viết tiểu thuyết cũng chú trọng lối nghệ thuật này. Điều này càng chứng tỏ nghệ thuật đã làm nên thành công lớn trong tác phẩm.
2/ Giải viết vấn đề
Xét ở góc độ nghệ thuật kết cấu và cốt truyện:
Kết cấu trong tác phẩm văn học là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố trong tác phẩm thành những chỉnh thể nghệ thuật. Trong tác phẩm Ếch, Mạc Ngôn đã sử dụng hai loại kết cấu chủ yếu là lồng ghép trong tác phẩm và kết cấu từ góc độ thời gian. Khi đọc tác phẩm Ếch chúng ta dễ dàng nhận ra lối viết độc đáo của tác giả qua hình thức viết thư + kịch. Sự kết hợp này đã bẻ đôi tác phẩm theo hai chiều hướng tách biệt, nhưng nó có mối liên hệ mật thiết với nhau bổ sung cho nhau thể hiện tư duy logic của tác giả. Sự kết hợp này còn làm lộ rõ tấm bi kịch của xã hội, sự giày xéo lương tâm của nhân vật, cái gọi là tiền đồ mà đã nhẫn tâm tiễn đưa vợ và con mình vào chốn địa ngục. Cứ ngỡ rằng việc viết kịch là để tạ lỗi với đời, nhưng khi màn kịch được tiến hành cái cảm giác tội lỗi ấy lại bủa vây trong tâm hồn tác giả, sự lồng ghép đó còn thể hiện sự khát vọng thoát khỏi lỗi lầm với người, với đời. Ở góc độ thời gian tác giả đã nhìn về quá khứ, sử dụng hàng loạt những trạng từ “ngày ấy, mấy năm trước, những ngày ấy…” hay bắt đầu bằng động từ “nhớ” điều này đã thúc đẩy nhân vật nằm giữa hai dòng ký ức hiện thực và quá khứ thật rối bời. Tác phẩm sử dụng kiểu kết cấu cốt truyện “truyện lồng trong truyện” hàng loạt những câu chuyện đan cài: chuyện của tôi, chuyện ông nội tôi, chuyện anh phi công, chuyện cô tôi,… Mỗi câu chuyện đều được giải quyết theo một hướng khác nhau tạo nên sự ly kỳ hấp dẫn, bộc lộ rõ nét cá tính từng nhân vật.
Xét ở góc độ người kể chuyện và nhân vật:
Tác giả đã xây dựng người kể chuyện là một người cháu trong mối quan hệ gia đình, nhằm hướng đến cho người đọc cảm thấy thiết phục hơn. Bởi người kể chuyện là người dẫn dắt toàn bộ câu chuyện, xuyên suốt từ đầu đến cuối. Nếu tác giả đặt mình là người kể thì độc giả thấy không đáng tin. Việc xây dựng người kể là người cháu đã tạo nên mối liên hệ giữa người chứng kiến và người trong cuộc. Lúc thì “cô tôi kể, cô tôi nói, cô tôi nói rằng” đó là những lời dẫn mang dụng ý. Người kể không chỉ đơn thuần là kể chuyện mà còn kể cả tâm trạng, suy nghĩ “tôi nghĩ, tôi cảm” của từng nhân vật, nó là sự tư duy hướng tới cái đẹp, chân, thiện, mỹ trong đời sống văn học. Nếu người kể chuyện là người phát ngôn thứ nhất thì nhân vật bác sĩ Vạn Tâm (cô tôi) là người phát ngôn thứ hai. Sự liên kết giữa người kể và nhân vật trung tâm đã khiến người đọc tưởng chừng như đây là một câu chuyện đang hiện hữu giữa các thành viên trong gia đình. Điều này cũng chứng minh rằng tác giả đã thể hiện sự đồng cảm khi so sánh giữa cộng đồng và cá nhân. Ở Mạc Ngôn chúng ta còn thấy rằng khi miêu tả nhân vật Ông rất tỉ mỉ trong từng chi tiết, miêu tả nhân vật một cách tròn chịa từ đầu đến chân. Điều đáng chú ý là Ông không ngừng ngại miêu tả một cách rất chân thực, trần trụi để tạo nên một nhân vật bác sĩ Vạn Tâm đầy cá tính, ngông cuồng.
Xét về ngôn ngữ và giọng điệu:
Trong tác phẩm của Mạc Ngôn đầy rẫy những ngôn từ thô tục, cuồng hoan. Cuồng hoan để thoát ra khỏi những luân lí, lễ giáo cái mà đã bị người đời vùi lấp. Chỉ khi cuồng hoan như thế mới bộc lộ rõ cái xã hội thực tại, nói lên những khao khát mà bấy lâu chưa từng, chưa thể và nếu như có thể chỉ vỏn vẹn nằm ở phía xa góc khuất nào đó. Bằng việc sử dụng những ngôn từ “cuồng hoan” tác giả đã nói lên sự ham muốn sắc dục của con người. Đó là lẽ tự nhiên, trong cuộc đời này tạo hóa đã cho ra âm dương. Và sự kết hợp âm dương hợp nhất cuộc đời mới trọn vẹn và ý nghĩa. Tình dục là sự cần thiết, nó cũng là một phần yêu thương mà người ta gửi trọn vào đó. Mặc dù, những ngôn từ rất “cuồng hoan” như thế, nhưng Mạc Ngôn đã tạo nên sự thăng cách cho nó làm cho cái bình thường, đời thường nhất trở nên có giá trị, có sức lôi cuốn vào trong nghệ thuật. Bên cạnh ngôn ngữ “cuồng hoan” lối ngôn ngữ đậm chất thô tục cũng được sử dụng rộng khắp, sự chửi nhau giữa các nhân vật toàn quăng ra những câu “đ. Mẹ, mẹ” hay những hình ảnh “cục cức, phun cức, phun đái”. Theo thống kê thì trong Ếch tác giả đã sử dụng mười bảy lần chửi tục một con số không hề nhỏ. Có lẽ ngôn ngữ thô tục là cách bộc lộ rõ cá tính thật nhất của nhân vật. Một khi bị đẩy vào bước đường cùng thì con người ta sẵn sàng quăng ra đủ thứ. Trong lúc vui, buồn, tức giận, phấn khích con người thường mất kiểm soát nên thốt ra những từ mà ta vốn không nghĩ đến. Về giọng điệu Mạc Ngôn xây dựng giọng điệu lúc bỡn cợt, lúc lạnh lùng, lúc tâm tình. Bỡn cợt khi dùng những bộ phận trên cơ thể để đặt tên cho con cháu “Trần Tị (lỗ mũi), Tôn Kiên (vai), Ngô Đại Tràng (ruột già)…” lạnh lùng khi ông so sánh “âm đạo của phụ nữ chẳng khác nào cái phao câu gà”, “nên đem lông chỗ ấy của chị ra thắt cho tôi thì đúng hơn-Vương Cước chỉ vào đũng quần của chủ tịch phụ nữ, chửi một cách thô lỗ”. Giọng điệu tâm tình là sự ân hận của Vạn Tâm mỗi khi nghe ếch kêu như xác muối vào thịt, một nỗi ám ảnh không bao giờ thoát khỏi tâm hồn nhân vật tôi, chua xót, đắng cay khi màn đêm về và đó cũng chính là lúc tuổi đã xế chiều, ngã bóng.
3/ Kết thúc vấn đề
Nghệ thuật trong tác phẩm Ếch là sự linh hoạt gắn kết giữa nhiều mối quan hệ; trong đó sự gắn kết giữa thể loại thư + kịch, kết cấu và cốt truyện, người kể chuyện và nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đã tạo thành một khối thống nhất. Thống nhất cả nội dung lẫn hình thức, mà cụ thể hóa bằng sự tiếp nhận của độc giả dành tình cảm cho những sáng tác của ông. Một lần nữa, chúng ta thấy rằng nghệ thuật có vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành hay bại của tác phẩm cũng một phần nằm ở vấn đề nghệ thuật. Bên cạnh đó nhà văn còn phải có sự sáng tạo trong nghệ thuật, ở đây Mạc Ngôn đã rất sáng tạo, là người biết nhìn xa trong rộng, lấy những cái bình thường nhất mang vào tác phẩm để trở thành phong cách nghệ thuật riêng cho mình. Và minh chứng cho vấn đề này là sự thành công vốn có của Ông.
Tài liệu tham khảo
Thạc sĩ Bùi Hải Hà,Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn,Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013.
Mạc Ngôn,Tiểu thuyết Ếchdịch giả Nguyên Trần, Nxb Văn học, 2010.