- Phân tích nhân vật Vũ Nương
- Tác giả: Bối Lạc
- Thể loại:
- Nguồn: Vnkings.com
- Rating: [K] Mọi độ tuổi đều đọc được
- Tình trạng: Đã hoàn thành
- Lượt xem: 2.136 · Số từ: 1413
- Bình luận: 9 · Bình luận Facebook:
-
Lượt thích: 6 Nam Ly Tô Mộc Dương Trường Thi Trường Thi Thích Bao Đồng linh trần
Những người phụ nữ thời phong kiến là một đề tài mà người ta vẫn thường luôn nhắc đến. Người ta luôn say đắm trước những vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của những người phụ nữ phong kiến. Họ mang trong mình cả một sức hút đầy bí ẩn. Và Nguyễn Dữ, ông cũng cho ta biết và hiểu rõ hơn về điều đó qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” trích “Truyền kì mạn lục”. Ông đã vẽ nên hình ảnh của cuộc đời và số phận của một người phụ nữ trong cái xã hội nam quyền đầy độc đoán và bất công. Đó chính là Vũ Nương, một người phụ nữ mang trong mình cả bốn đức tính “Công, dung, ngôn, hạnh” nhưng lại có một kết cục không viên mãn.
Ở Nam Xương, Vũ Thị Thiết nổi tiếng là một người con gái xinh đẹp rạng ngời lại thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp. Trương Sinh vì cảm mến nàng mà đem trăm lạng vàng sang cưới nàng làm vợ. Sau khi về làm vợ chàng Trương, nàng lúc nào cũng làm tròn nghĩa vụ của một người dâu thảo, vợ hiền. Từ ngày Trương Sinh đi lính, nàng càng ân cần chăm sóc mẹ chồng như chính mẹ ruột của mình. Khi mẹ bệnh thì hết sức thuốc thang, khi mẹ mất thì ma chay đủ lễ. Rồi ngày Trương sinh trở về cứ ngỡ gia đình sum họp, con có cha vợ có chồng. Nhưng không, mọi xung đột liền xuất hiện. Đỉnh điểm cao nhất là khi chàng Trương ghen. Và rồi để rửa sạch nỗi oan cho chính mình, nàng đành phải nhảy xuống bến Hoàng Giang. Ít lâu sau, chàng Trương liền thấu được nỗi oan của vợ mình nên liền nghe theo Phan Lang lập đàn để được gặp vợ. Vũ Nương hiện lên chỉ nói vài câu với chàng Trương rồi biến mất.
Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết quê nhà ở Nam Xương. Nàng là một người con gái nổi tiếng với vẻ đẹp rạng ngời lại thêm đức tính thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp. Trong vùng, có một chàng Trương vì cảm mến trước vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn của chính nàng nên đã xin mẹ trăm lạng vàng để hỏi cưới nàng về làm vợ. Sau khi về nhà chồng, Vũ Nương càng giữ gìn khuôn phép và luôn chăm lo cho gia đình của mình. Biết tính chàng Trương hay ghen, đa nghi nên nàng lúc nào cũng nhỏ nhẹ, cư xử đúng mực không để xảy ra chuyện bất hòa trong gia đình.
Ngày ấy, triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm để giữ gìn bờ cõi non sông. Tuy Trương Sinh là con nhà hào phú nhưng vì không có học nên chàng buộc vẫn phải đi lính. Ngày tiễn chàng Trương đi lính, nàng chẳng mong “đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ”, nàng chỉ mong mỏi trong lòng “ngày về mang theo được hai chữ bình yên”. Tình yêu thương mà Vũ Nương dành cho người đầu ấp tay gối với mình đơn xơ, bình dị, không chút xa hoa. “Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”, nàng luôn nhớ chồng da diết qua từng ngày tháng.
Những ngày tháng chàng Trương đi tòng quân, nàng ở nhà vẫn làm tròn bổn phận của một người dâu thảo, một người vợ đảm đang, một người mẹ hiền. Nàng quán xuyến chuyện trong ngoài, nuôi dạy con thơ, chăm sóc mẹ chồng chu đáo, ân cần, bằng hết cả tấm lòng của mình. Để rồi khi mẹ già nhớ con trai quá mức liền sinh đau ốm, bệnh tật. Nàng vẫn không bị khuất phục trước cuộc sống mà vẫn lo lắng tận tình lại còn “hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lựa lời khôn khéo khuyên lơn”. Dù trong cơn bệnh năng, mẹ chồng vẫn cảm thấy ấm lòng, hạnh phúc, an vui trước sự chăm sóc tận tình, chu đáo của người dâu thảo. Nhưng bệnh tình không giảm mà ngày càng trầm trọng, rồi đến một ngày mẹ chồng mất đi. Không có chồng bên cạnh nhưng nàng vẫn ma chay đủ lễ, đối xử như chính với cha mẹ ruột mình.
Rồi đến một ngày, giặc ngoan cố chịu trói, việc quân kết thúc, chàng Trương được phép quay trở về bên gia đình. Chúng ta cứ ngỡ hạnh phúc viên mãn đang đến gần vì sau bao ngày chờ đợi con sắp được gặp cha, vợ sắp được gặp chồng. Nhưng không, bi kịch cũng bắt đầu xảy ra từ ấy. Chỉ vì một lời nói ngây thơ của bé Đản trong một lần vô tình nhắc về cha khi đang đi thăm mộ bà. Khi về đến nhà, chàng Trương đã la um lên, mắng nhiếc vợ thậm tệ mặc lời phân trần, giải thích của vợ. Trước sự khuyên can của hàng xóm, chàng vẫn nhất quyết đuổi đánh nàng đi. Không chấp nhận được việc lòng thủy chung và phẩm hạnh bị chà đạp, dày vò, nàng đã quyết định nhảy xuống bến Hoàng Giang để rửa sạch nỗi oan cho chính mình. Khi biết rõ sự thật, người cha trong miệng đứa con của mình chính là cái bóng mỗi đêm trên tường thì chàng Trương đã vô cùng bất ngỡ trước lời nói của đứa con và ân hận với việc làm của mình dành cho vợ. Và rồi khi nghe theo lời của Phan Lang (một người cùng làng), chàng Trương đã quyết định lập đàn giải oan cho nàng. Câu nói ở cuối truyện của Vũ Nương đã làm cho người đọc không khỏi xót xa và nghẫm nghĩ: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa”.
Tâm hồn, tính cách của Vũ Nương đáng ca ngợi bao nhiêu thì số phận của nàng đầy bi kịch bấy nhiêu. Chiếc gương vỡ rồi thì không thể nào hàn gắn lại được. Sợi chỉ một khi đã đứt thì dù bạn có buộc lại vẫn sẽ ngắn hơn ban đầu và có một nút thắt. Hạnh phúc cũng vậy. Khi đã đứt thì không thể nối, khi đã vỡ thì không thể lành. Những bi kịch lớn nhất luôn xảy ra liên tiếp khi nàng phải nhảy sông để rửa sạch nỗi oan của chính mình đến việc phải xa con, xa chồng, không thể sống trên nhân gian được nữa. Nguyễn Dữ đã xây dựng một thế giới thủy cung huyền ảo để bốc trần một sự thật về cuộc sống đầy bất công của người phụ nữ trong xã hội cũ. Phải hay chăng những người phụ nữ trong xã hội phong kiến đều không có tiếng nói, luôn phải nhẫn nhịn? Phải hay chăng những người phụ nữ ấy luôn phải chịu hy sinh trong cái xã hội đầy nam quyền? Bạn sẽ biết được câu trả lời khi nhìn thấy cuộc sống của Thúy Kiều trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, người chinh phụ trong “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn,… Những thân phận “ba chìm, bảy nổi” của người con gái, người phụ nữ phải gánh chịu bao nỗi oan tình, bất hạnh. Bi kịch của Vũ Nương nói lên được nỗi bất hạnh chung của những người phụ nữ thuở xưa. Những người phải im lặng, nhẫn nhịn, trói buộc cuộc đời mình vào người đàn ông trong cái xã hội đầy nam quyền, độc đoán.
Câu chuyện gây bất ngờ với nhiều tiết tiết thú vị. Nguyễn Dữ đã xây dựng tính cách nhân vật rõ nét, sinh động, khiến ta có thể tưởng tượng ra hình ảnh người phụ nữ thuở ấy. Chi tiết kỳ ảo, hoang đường đã gây thu hút với người đọc khiến ta hiểu thêm hơn về cuộc sống và thân phận của người phụ nữ.
Sau khi đọc xong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, chúng ta hiểu rõ hơn về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Tính cách và tâm hồn của Vũ Nương vẫn sáng ngời trong cái xã hội đầy bất công mà người phụ nữ lại còn không có tiếng nói.
Đông Hưng (5 năm trước.)
Level: 8
Số Xu: 5019
đoạn 2 không cần thiết, giữ lại đoạn 3 là đủ rồi
Hoàng Tử Băng Giá (5 năm trước.)
Level: 4
Số Xu: 106
ngưỡng mộ bạn qúa .
Alice Cecillia (5 năm trước.)
Level: 5
Số Xu: 417
lần đầu tiên viết như vầy là rất tốt rồi đó
Bối Lạc (5 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 3904
Đây là lần đầu tiên, em viết về thể loại nghị luận văn học. Chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Cảm ơn nhưng lời góp ý của Alice nhiều lắm nha. Em sẽ ghi nhận và rút kinh nghiệm cho những bài sau ạ.
Alice Cecillia (5 năm trước.)
Level: 5
Số Xu: 417
bài bạn còn nhiều thiếu sót: dư từ, lặp từ, lặp ý,.. Bạn đọc lại một lượt sẽ thấy
Vd như trong phần MB. C1: Những người phụ nữ thời phong kiến là ..... mà người ta ...
C2: Người ta luôn ... những người phụ nữ thời phong kiến. -> lặp từ
Hay Mở đầu TB: Ở Nam Xương, Vũ Thị Thiết nổi tiếng là một người con gái xinh đẹp rạng ngời lại thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp..
Với đoạn 2 của phần TB: Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết quê nhà ở Nam Xương. Nàng là một người con gái nổi tiếng với vẻ đẹp rạng ngời lại thêm đức tính thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp... -> Lặp ý
Bối Lạc (5 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 3904
Dạ e đã sửa lại r ạ. Thanks chị nhiều ạ.
Bối Lạc (5 năm trước.)
Level: 7
Số Xu: 3904
E nhấn nhầm nút đã sửa bài r ấy ạ. E xin lỗi ạ.