- Bà Hà
- Tác giả: Charline Dang
- Thể loại:
- Nguồn: vnkings.com
- Rating: [K] Mọi độ tuổi đều đọc được
- Tình trạng: Đã hoàn thành
- Lượt xem: 1.533 · Số từ: 1149
- Bình luận: 0 · Bình luận Facebook:
-
Lượt thích: 1 Hoa Hoa Tự Vũ
BÀ HÀ
– Charline Dang –
Đêm qua trời gió rít mạnh, cảm giác không khác gì bão về nhưng cũng chỉ là hơi lạnh thôi. Lúc này ít nhất cũng là mùa hè rồi còn gì.
Tiết thanh minh qua chưa được bao lâu, tôi đi ngang qua nhà cũ của bà, trong lòng chợt cảm giác chua xót.
Nghe mẹ nói, sau tết mẹ đi gọi hồn, bà về hỏi: “Ngày tết quạnh quẽ quá, sao không thấy cái Linh đến chúc bà một câu?”
Chúc tết? Ha ha.
Lúc đó tôi cười gượng, cái mũi chua chua, giả vờ như cái gì cũng chưa nghe được.
Bà Hà là em bà ngoại tôi. Nơi chúng tôi ở là một xóm nhỏ, người trong xóm toàn bộ đều là họ hàng thân thích. Chồng bà Hà là ai tôi không biết cũng chưa nhìn thấy bao giờ. Từ lúc nhớ, tôi đã nhìn thấy bà ở trong căn nhà cấp 4 cũ của rất nhiều năm trước. Căn nhà phần nhiều được làm từ gỗ, mỗi bước chân đạp đi lên đều kéo ra một tảng bụi cùng những tiếng kẹo kẹt thấm người. Nhà của bà Hà lúc nào cũng tối tăm mang theo một hương vị kì quái mà trưởng thành nghĩ lại, tôi gọi đó là hương vị hoài cổ. Lúc đó bà còn không ở trong xóm mà ở khu chợ tấp nập, sống bằng cách bày hàng cùng thu tiền gửi đồ.
Bà Hà có hai người con trai, một người mất sớm để lại vợ dại con thơ, người còn lại…. hút độc quá nhiều mà mất. Người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh cũng chẳng hay ho gì.
Con dâu ở với mẹ chồng không được vài ngày liền ôm đồ chạy trốn. Sau này tôi mới biết, mẹ của Nguyệt Anh là đi Đức lấy chồng cũng có con. Đúng rồi, Nguyệt Anh cháu của bà Hà.
Không chồng, mất con, con dâu đi mất, một mình bà Hà cặm cụi nuôi đứa cháu nhỏ. Bao nhiêu cảm tình, bao nhiêu gửi gắm đều đặt hết vào đứa cháu nhỏ.
Để rồi… Nguyệt Anh cũng bị cướp đi.
Bà ngoại của Nguyệt Anh xuất hiện ôm đi Nguyệt Anh. Lúc đó nà ngoại Nguyệt Anh nói thế nào nhỉ?
“Cái vùng khỉ ho cò gáy này thì nuôi dạy cháu tôi thế nào? Đi Hà Nội, đi thủ đô mới có tương lai. Để Nguyệt Anh lại một mình bà chăm lo nó thế nào? Trong nhà cũng chỉ có mình bà, làm sao lo cho hết….”
Lúc đó tôi không biết nên nói gì nữa, có muốn nói cũng nói không được cái gì.
Nguyệt Anh đi Hà Nội không lâu thì bà Hà lên cơn tai biến sau đó mới bán nhà cũ ở chợ chuyển về nhà trong xóm ở.
So với các bà khác, bà Hà tuổi cũng không thua kém là bao. Nhưng bao nhiêu sóng gió ập đến áp suy sụp bờ vai của bà. Ngày bà bị tai biến nằm trên giường, đến lật người cũng không làm được, trong phòng luôn quanh quẩn mùi hôi rất lạ.
Chân của bà Hà không tốt, nhưng bà vẫn tập tễnh tập đi lại để cháu về bà còn ra đón. Ngày thường, việc làm duy nhất của bà lúc này chỉ còn nhìn ra cửa trông mong gì đó. Tôi luôn không hiểu được sau đôi mắt vẩn đục kia là cái gì, chỉ biết mỗi lần nhìn bà, mũi cay vô cùng.
Bà Hà là một người bà… rất tốt.
Nguyệt Anh mỗi dịp đi về đều có bà ngoại đi theo.
Có một lần bà ngoại Nguyệt Anh nói chuyện bị tôi nghe được. Lúc đó bà ngoại Nguyệt Anh hỏi bà Hà di chúc làm thế nào rồi? Tài sản để hết cho Nguyệt Anh chứ?
Nguyệt Anh được bà Hà để cho mấy căn nhà ở Hà Nội, hàng tháng có tiền thuê nhà, cũng có tài khoản ngân hàng vài tỷ nữa. Mỗi tháng bà ngoại Nguyệt Anh đều đi lấy mấy triệu tiền nuôi cháu. Thế nhưng lúc đó bà ngoại Nguyệt Anh vẫn có thể mặt trơ trán bóng nói chính mình bỏ tiền nuôi cháu. Dù cho ở nhà, tôi cũng biết cái quán lòng dồi mà bà ngoại Nguyệt Anh mở tại Hà Nội là dùng tiền của bà Hà. Bên ngoại nhà Nguyệt Anh cả một đại gia tộc chen trong một khu nhà chờ tiền hàng tháng đến tiêu.
Lúc ấy bà Hà thở hổn hển nói di chúc làm xong rồi. Toàn bộ thủ tục ngân hàng lo, Nguyệt Anh 18 tuổi mới có thể lấy tiền. Mặt bà Nguyệt Anh lúc ấy rất khó coi, bà hùng hùng hổ hổ chạy đến bên tôi cùng Nguyệt Anh ôm cháu gọi xe đi thẳng về Hà Nội.
Bà Hà lúc ấy liền khóc.
Tôi lớn lên, hiểu chuyện hơn. Bà Hà mái tóc gần như bạc trắng nhưng vẫn ngồi ở cửa, nhìn người ra người vào mấy năm như một.
Tôi từ trên gác nhà bà Hà đi xuống nhìn thấy bà Hà ngồi ở đó, trong lòng không nhịn được đập nhanh mấy nhịp nhưng chính tôi cũng không biết cảm giác đó là gì.
Mãi cho đến khi mẹ nói, đi gặp bà Hà lần cuối đi.
Bà Hà nằm trên giường hấp hối. Người nhà vây quanh bà gọi bà kiên trì. Đáng tiếc đáp lại chỉ là những cơn khò khè ho ra máu.
Nước mắt tôi bất tri bất giác rơi.
Nguyệt Anh đâu? Nguyệt Anh ở đâu?
Gì Lan gọi điện đi Hà Nội, bà ngoại Nguyệt Anh nói Nguyệt Anh đang thi, không đi được.
Bà Hà kiên trì.
Từ sáng sớm hôm trước đến chiều tối hôm sau bà vẫn sống dù tim đã mấy lần tưởng như dừng lại. Lúc này mới thấy Nguyệt Anh chạy đến.
Tôi ngơ ngác nhìn mọi người ùa ra gọi điện thoại liên hệ rạp với quan tài.
Tôi gượng cười hỏi Nguyệt Anh, bài thi làm thế nào?
Nguyệt Anh nói, em có thi đâu, chỉ kiểm tra miệng với làm bài kiểm tra 15 phút thôi.
Ha ha, kiểm tra miệng với 15 phút….
Tôi cảm giác mình có thể nhào lên gặm bà ngoại Nguyệt Anh mấy miệng. Nhưng tôi không.
Mộ bà Hà ở trên sườn dốc của đồi núi. Từ nơi này có thể nhìn thấy một nửa thành phố cũng nhìn thấy nhà bà Hà.
“Nơi này rất đẹp!” Tôi nghĩ cũng nói.
Từ lúc đó, tôi cùng Nguyệt Anh dần trở nên xa cách.
Năm tháng cũng chỉ như vậy thôi.
Bà ngoại Nguyệt Anh vẫn như vậy, quấn lấy cháu gái như thể sẽ có người bắt cóc cháu mình. Tôi biết mục đích của bà ngoại Nguyệt Anh.
Cuộc sống của em, em hãy tự lo nhé.
Năm nay tiết Thanh minh, tôi vẫn chưa đi mộ bà Hà…. Có lẽ để năm sau đi….
…………. The End…………….