Rét nàng Bân về mang cái lạnh sót lại của mùa đông giữa tiết trời xuân dở dở ương ương mà thương bà quá đỗi. Hoa xoan xao xuyến nở trên cây chẳng hấp dẫn lũ ong hay bướm vì mùi thơm hăng hắc khó chịu phảng bay nồng nàn lại nhớ ngày hội tòng quân của anh tôi lần đầu tiên xa nhà đi bảo vệ Tổ quốc. Lại ngước nhìn hoa gạo trên cây nở hoa đỏ chói cứ sợ bà dọa ma rồi thiêm thiếp ngủ lúc nào chằng hay. Cây gạo quê tôi ư? Cây gạo của một thời với lũ trẻ mà không sao quên được bao tháng bao năm tuổi thơ ôm trọn.
Chẳng hiểu thế nào mà quê tôi lại có hai cây gạo già ở cách xa nhau cỡ hai cây số. Một cây sừng sững trong làng cao chót vót còn cây kia ngoài khoảng đồng xa phía Đông lùn khiêm tốn. Chúng tôi đặt tên là cây gạo đơn côi cho dễ nhớ làm tiêu cho mỗi lần rủ nhau đi chăn bò. Cây gạo cô đơn in hằn kí ức tuổi thơ. Chiều cao của cây thì ba đứa trẻ cao 1m đã đụng chỗ rẽ nhánh hòa vào một nhưng cái gốc cây lạ kì lắm. Gốc không giống với những cây gạo khác mà có ba múi đều nhau như sống lưng con trâu đen trông ngộ lắm. Chắc hồi còn bé bị ai đó ngắt ngọn nên mới ra nông nỗi này. Cây cứ vươn cành, xòe lá, phát triển từ năm này sang năm khác chẳng mất công chăm sóc gì. Có thể chỗ ba múi đó, chúng tôi còn chơi trốn tìm đố đứa nào tìm thấy là đằng khác. Cây gạo đã có lâu đời lắm rồi, chẳng cây nào làm bạn mà sừng sững một mình đơn côi, lẻ loi trong khu đất trống, rộng nơi “đồng không mông quạnh”.
Ngày cũng như đêm, cây gạo thủ thỉ với những loài chim trời trú ngụ và những bản nhạc đồng quê của các côn trùng xung quanh. Đôi khi lập lòe ánh sáng của bầy đom đóm vụt bay qua bay lại trong đêm giống ai đó lóe ánh đèn, Từ xa nhìn lại cứ tưởng “ma trơi” gặp gió bùng lửa lạnh cả người. Cây là nơi cho chim chóc kéo nhau đàn đàn, lũ lũ về tranh giành nơi ở lúc tối về. Chúng bay đi rồi bay đến lao xao, trò chuyện cùng với cây.
Khi mùa xuân về, những cành cây cao kia, lá xanh um, vẫy vẫy rì rào trong gió. Ai đó một mình đi ngang qua cũng có cảm giác lạnh người bởi vắng tanh không bóng dáng người qua lại với tiếng lá cây lúc nào cũng phát ra cái âm thanh “xào xào” nhất là những buổi trưa mỗi ngày.
Chúng tôi thuộc những đứa trẻ gan góc, dạn dày nhất. Bốn, năm đứa rủ nhau dắt bò vào đó chăn thả và rủ nhau chơi quanh gốc gạo “cô đơn”. Đứa nào cũng thầm hứa với nhau “nếu chơi là phải la lớn tiếng chứ không được thì thầm thì mới chơi với nhau”. Đã sợ ma mà còn rủ nhau vào chỗ cây gạo “cô đơn” chăn bò thì đúng là cũng ngông đấy. Đang cùng nhau nắm tay để đo xem “ông gạo” cỡ nhiêu sải thì cả đám giật mình, lạnh gáy:
“Tuýt… tuýt… tuýt… ai cho chúng bay chăn bò ở đây?” Ông bảo vệ râu tóc dài quát.
“Dạ”.
Chúng tôi khúm núm, hoảng sợ với tiếng quát nạt ấy. Mặt đứa nào đứa nấy cắt không ra giọt máu. Ông ta ra lệnh làm chúng tôi phải tuân theo.
“Không được chăn bò ở đây. Ra ngay. Không ông bắt phạt”.
Bao nhiêu nỗi sợ chồng chất nỗi sợ, cứ tưởng ma “cây gạo” hiện hình lên phán.
Từ đó về sau không thèm bén mảng tới đây. Nhưng hình như chúng tôi thấy chung quanh cây gạo có nhiều nấm mồ lắm thì phải? Hay chăng đây là một bãi tha ma có tự bao giờ? Sự tò mò của chúng tôi làm dệt nên nhiều hoài nghi.
Theo người già trong làng kể lại rằng “ông gạo” này được trồng để đánh dấu những cánh đồng cai quản của những địa chủ thời đã xa lắc xa lơ. Những chủ nhân của họ làm như thế để cai quản một khu điền nông của họ cho đừng tranh giành nhau và làm cái mốc nếu người nông dân nào làm thuê cho họ mà mất để họ còn có nơi chôn cất.
Chuyện bàn tán thế này, thế kia rồi hình dung ra đủ điều vu oan cho cây gạo già “độc thân” nhưng nó oan uổng mà. Cây được trồng để làm ích lợi cho cuộc sống sung túc của địa chủ. Làm nơi nương náu của những phận đời người nông dân nghèo khổ làm thuê, làm mướn khi trở về nơi “bình yên nhất” của một kiếp người. May mà không có sự giao tranh lẫn nhau đấy. Nếu như có cuộc “ẩu đả” nào thuở đó thì dễ gì cây gạo được “to” như bây giờ mà được gọi bằng “cụ”.
Mặc cho ông bảo vệ cấm. Chúng tôi vẫn lén tìm hiểu cây gạo cho rõ ngọn ngành để sau này, lớn lên đi đâu xa còn có cái để mà nhớ, mà truyền lại cho thế hệ mai sau.
Hình như thân cây vòng ôm thì cỡ chín đứa ôm nhưng bị hụt chỗ trống của cái hõm ba múi. Vừa trông thấy đã buồn cười vì vừa lùn lại kì khôi. Rễ lồi lên mặt đất to tầm cỡ bắp chân người lớn. Những chỗ lồi lên làm khu vực thuận tiện cho lũ chuột đồng đào hang, đào hốc trú ẩn.
Thân cây to, da trắng bệch xù xì. Thi thoảng mọc chi chít những cái gai nhọn, đen bám chặt vào thân. Trốn tìm không khéo vô tình gai đâm vào người một đường dài rớm máu.
Mặc kệ. Chúng tôi cũng cứ leo trèo được khi tháng ba về. Tháng ba về, hoa gạo nở đỏ cây đẹp phải biết. Từ những cành cây vươn dài giữa trời đất bao la. Lá gạo vừa kịp mọc đầy đủ thì những chùm nụ to, xanh của búp nõn ấy vụt chớm đỏ trên đầu bỗng bung nở đỏ chói như những chiếc lồng đèn khoe trong nắng. Nếu có chút mưa thì đỏ hơn. Ai đi ngang qua cũng phải ngước nhìn vẻ đẹp khi mùa gạo nở hoa. Trông xa, cây gạo già đẹp chưa từng thấy. Chúng tôi tỉ mẩn lại gần rồi dùng gạch đá hoặc khúc cây hay chiếc dép lấy đà quăng một cái trúng thì hoa rụng xuống. Có bông còn nguyên vẹn nhưng có bông dập nát, hùa nhau tranh nhau để chơi trò chơi cho thỏa thích.
Tiếc thay, chiếc dép vô tri vướng trên nhánh cây cao không có sào tre nào khều tới được. Nhằm lấy lại chiếc dép về kẻo bị trận đòn no nê, chúng tôi khuân gạch đá chất nhiều lại để ném lia lịa lên cây. Hoa gạo rụng xuống chẳng thèm ùa vào tranh giành nữa mà cố lấy lại chiếc dép kia. Tôi đếm tới hai mươi lần có hơn ấy và cuối cùng cũng lấy được chiếc dép vô tội. Mồ hôi cả đám nhễ nhại và quên khuấy nỗi sợ ma.
Chuyện “cây gạo phòng không gối chiếc” cũng chẳng ai bàn tính tới nữa mà thay vào đó là làm sao bảo tồn và giữ gìn “cụ gạo” mãi mãi. Bỗng đâu “cụ” đổ ngã khi mùa mưa bão tới chỉ có một đêm. Ai nấy tiếc nuối rồi nơi ấy (chỗ cây gạo) trở thành dấu vết xưa của bao đời người quê tôi. Họ lập một cái miếu xây lên dưới gốc cây để biết rằng thuở ấy “cụ gạo” đã ôm trọn quê hương trải qua bao thăng trầm của cuộc sống.
Và cây gạo cách xa “cụ gạo” hai cây số vẫn vững chãi đứng đó dang rộng đón những người con xa quê về với nơi “chôn rau cắt rốn”. Mùa gạo hoa nở đỏ quê tôi in đậm trong kí ức những đứa trẻ cùng thời cho dù có đi đâu xa.
Bài của Phùng Văn Định
Định Phùng Văn (3 tháng trước.)
Level: 6
Số Xu: 814
m/
Tong Tran Thu Ngan (3 tháng trước.)
Level: 9
Số Xu: 1924
Định Phùng Văn (3 tháng trước.)
Level: 6
Số Xu: 814
cám ơn nhiều nhé!
Định Phùng Văn (3 tháng trước.)
Level: 6
Số Xu: 814
Lâu lắm rồi mới quay lại xem bài viết của mình thấy rất nhiều người vẫn còn theo dõi. Mình vui quá. Cám ơn nhiều.
Định Phùng Văn (3 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 814
Không bạn ơi!
Trường Thi (3 năm trước.)
Level: 12
Số Xu: 29867
Không biết cây này có trong miền Nam không nhỉ!?
Không biết cây này có trong năm không nhỉ!?
Định Phùng Văn (3 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 814
Định Phùng Văn (3 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 814
Cảm ơn bạn nhé! Gặp lại của những tác phẩm sau khi admin duyệt bài.
Linh Rina (3 năm trước.)
Level: 8
Số Xu: 4203
truyện hay lắm nha
Định Phùng Văn (3 năm trước.)
Level: 6
Số Xu: 814
Ok bạn. Chúc bạn vui vẻ.