- Bạn cần gì khi viết Tiên Hiệp?
- Tác giả: Thuấn DC
- Thể loại:
- Nguồn: truyen.vnkings
- Lượt xem: 9.429 · Số từ: 1104
- Bình luận: 2 · Bình luận Facebook:
-
Lượt thích: 6 Mai Tử Endoh Makino Anh Thư Phong Thanh Tử Hà Văn Thiên Mệnh Yên Đoan Zane Spiker
Đã lâu không viết về những bài như thế này, lúc trước có bao nhiêu suy nghĩ và tâm đắc cũng muốn đem chia sẻ với mọi người, bây giờ cảm thấy nói gì đều vô ích nếu không thật sự có được sản phẩm của chính bản thân để đối chiếu.
Nói không thành có ai nói cũng được, nói có thành không phải vuốt lưỡi ba lần. Trước khi nói hay viết một điều gì đó ta phải mặc niệm là chúng là có hay không.
Vì vậy đây không phải là một bài viết kĩ năng, cũng không phải hướng đạo. Kĩ năng là thứ của những người trao dồi trong một thời gian dài, với tôi, nếu không là của mình thì nói khó có sức thuyết phục. Nhận định của tôi không chắc sẽ đúng, với văn chương mọi khả năng đều có thể xảy ra, vì thế nó cũng không thể dùng để hướng đạo người khác.
Đây có thể là thứ bạn tìm hoặc không.
1. Đối với bạn thế giới Tiên lý tưởng là thế nào?
Đầu tiên, đó chắc chắn sẽ là hình ảnh của riêng trong bạn.
Cực lạc mà phật giáo miêu tả, vườn đại đàng, cảnh bồng lai, tiên giới,… Là những hướng đạo chung về một thế giới lý tưởng.
Tiền tài vật chất sung túc, vô ưu, vô hỉ là cực lạc. Tâm động là phiền não, nếu một con người bình thường sống trong núi vàng, biển ngọc, ái dục như ý thì không còn sự cực lạc. Cực lạc không dành cho người, là thứ con người mơ ước nhưng muốn đến được đó phải rủ bỏ mơ ước.
Cho nên cực lạc là vùng đất an vui trong tâm tưởng mà không phải an vui trong vật chất.
Tương tự, thế giới của Tiên sẽ như thế nào?
Tiên trong khái niệm Âu và Á khác nhau. Tiên của Âu là sinh thể tự nhiên ẩn mình sống gần và có mối liên hệ âm thầm với con người, chỉ những tâm hồn tinh khiết và nhân hậu mới gặp được Tiên và cầu trợ sự giúp đỡ từ họ. Thế giới của Tiên ở đây là hiện thực hóa thế giới tâm linh trong đời sống nhân dân. Tiên của Á là sinh thể quyền năng siêu việt, siêu thoát giới hạn tầm thường. Mà nguồn gốc của sự siêu thoát chính là lý tưởng, là đạo lý mà mỗi người theo đuổi, lại quá xa vời, quá phi thường đối với đa số mọi người. Thế giới của Tiên ở đây là tôn trọng và kính ngưỡng.
Rất nhiều người cho rằng Tiên là mục tiêu theo đuổi. Nhưng từ xa xưa, con người không dám báng bổ thần linh, không dám xúc phạm thế giới tâm linh, tự nhiên không cho rằng đó là tầng thứ mà họ có thể chạm tới.
Khi tri thức ngày càng phong phú, người ta không coi Tiên là vượt ngoài khả năng, vì thế họ không ngừng tìm kiếm con đường, gọi chung là tầm Đạo. Mà ở cuối con đường đó, lại được nhận thức chung là Tiên giới, là thế giới mà những người ở tầng bậc cao hơn người thường sinh sống, minh chứng cho sự siêu thoát của mình.
Tất cả đều bởi vì trước thế giới, trước quy luật tự nhiên của vũ trụ, không ai có thể tự tin chứng minh con đường mình đúng. Tiên giới chính là sự theo đuổi cũng là niềm an ủi của họ.
Tuy nhiên giữa hiện thực và tưởng tượng khác nhau. Tưởng tượng là thỏa mãn, là phô trương và hấp dẫn.
Tiên sẽ là một thế giới có thỏa mãn ảo tưởng về sức mạnh. Tiên sẽ là thế giới phô trương về vẻ đẹp và sự truy cầu thẩm mỹ. Quan trọng nhất, Tiên sẽ là thế giới thần bí, ly kì hấp dẫn.
Nhưng hiện thực luôn là cầu nối của tưởng tượng, ở hiện thực sản sinh truy cầu, ở tưởng tượng phóng đại nhân sinh. Để có được một thế giới Tiên hấp dẫn của riêng mình, bạn phải thấu hiểu sự truy cầu của nội tâm mình.
2. Nguồn gốc là câu chuyện, Tiên cũng có nguồn gốc, vậy Tiên sẽ là dạng câu chuyện gì?
Từ xưa, con người đã biết không thể sinh sống chỉ bằng cách tránh xa nguy hiểm. Họ tìm cách vượt qua, đấu tranh với nguy hiểm trong tình huống bắt buộc.
Nếu đó không là bắt buộc, việc đối đầu với nguy hiểm sẽ trở thành một điều phi thường.
Ngày nay, không chỉ tự mình thử thách đối mặt với nguy hiểm mới phi thường, những sáng kiến vượt thời đại, những công trình trường tồn với thời gian và tìm thấy những điều người khác không thấy cũng là một điều phi thường.
Câu chuyện của Tiên là câu chuyện về những điều phi thường, và câu chuyện của Tiên lại không phải là câu chuyện ở hiện thực.
Câu chuyện của Tiên có thể xem như một cách phóng đại có cơ sở. Cũng chỉ có cơ sở đó nên mới có những câu chuyện tình thiên trường địa cửu, đời đời kiếp kiếp, truy đuổi vạn năm tình,… trở thành những hình ảnh và ước lượng về tình yêu đôi lứa.
Cách kể phổ thông nhất là xây dựng sự đối đầu, như Tây Du Kí với tám mươi mốt nạn, bằng cách đối đầu và vượt qua, vị thế của nhân vật sẽ được đẩy lên thứ bậc cao hơn trong lòng người đọc. Đó là lý do Tề Thiên Đại Thánh không chỉ là nhân vật tưởng tượng mà còn là đối tượng tôn sùng và kính trọng của người dân bình thường.
Cũng không hẳn câu chuyện của Tiên luôn là câu chuyện truyền kì, giống với xã hội không ngừng đổi mới, những nhân vật anh hùng sẽ luôn đổi thay. Tới lúc mọi người tôn thờ sự hỗn loạn, nơi những cái tên nổi bật vượt lên rồi lại bị nhấn chìm, nơi những câu chuyện vẫn tiếp tục với những đổi thay không ngừng.
Mỗi giai đoạn, mỗi phong trào đều có phương thức kể khác nhau, kể cả vậy chữ Tiên về bản chất trong mỗi người sẽ không thay đổi. Sử là câu chuyện, Tiên cũng là câu chuyện, thứ hòa trộn vào là nhân tố làm nên sự khác biệt, và quan trọng nhất là nguồn gốc và cơ sở ban đầu của mỗi bên đều khác biệt.
…
Còn Tiếp…
P/s: Phần sau sẽ nói về những nhân tố làm sự khác biệt của Tiên Hiệp.
Tiểu Long (8 năm trước.)
Level: 12
Số Xu: 23131
Bài trả lời Thư
Vấn đề của em là vấn đề về bối cảnh, mỗi thể loại khác nhau có cách đặt bối cảnh khác nhau, tuy nhiên đều chỉ hướng về một điểm, là giới hạn phạm vi kể.
Một tác giả muốn viết về một thế giới vô tận là điều không thể. Bối cảnh là sự quyết định điều mà ta sẽ kể.
Theo ý tưởng mà em nêu ra thì câu chuyện sẽ diễn ra ở thời cổ đại, đương nhiên sẽ thuyết phục hơn nếu có được một thời gian xác định. Chẳng hạn như hệ thống quan chức của triều Lý và triều Trần khác nhau, cả luật pháp và giai cấp xã hội, đó là điều nên có để em có thể vẽ ra được một thế giới cổ đại trong trí tưởng tượng của mình.
Nếu em muốn tránh đi những sự kiện lịch sử thì nên chọn những khoảng thời gian tương đối an toàn, chẳng hạn như không chiến tranh, không cải cách, không khủng hoảng,... dù thiếu đi sự liên kết với lịch sử thì em vẫn có thể tạo được câu chuyện sống động nếu diễn tả được cuộc sống thực của nhân vật.
Tiếp đến là vấn đề về ngôn từ, đây là sự đặc trưng của tiên hiệp cổ đại, đòi hỏi tác giả phải có sự lý giải nhất định.
Chẳng hạn từ "tu hành", trong võ hiệp thì không dùng từ này mà thường dùng "tu luyện" hơn. Là tu luyện võ công chứ chẳng thể là tu hành võ công. Ngược lại, là tu hành đạo pháp hay tu luyện đạo pháp đều được. Điều này nói lên tiên hiệp có thể bao hàm cả võ hiệp.
Để câu chuyện có được bản sắc của tiên hiệp thì không hẳn phải dùng nhiều từ Hán- Việt, mà những từ đó chỉ có thể dùng nghĩa Hán- Việt mới rõ nghĩa.
Chẳng hạn:
1. Thân pháp của nàng nhẹ như yến, chưởng lực lại mạnh mẽ như sơn.
2. Nàng di chuyển nhẹ như yến, khi vung tay lại mạnh mẽ như núi.
Câu 1 và câu 2 đều có ý nghĩa như nhau, về cơ bản đều toát ra được chất tiên hiệp, không hẳn phải dùng từ Hán- Việt.
Tuy nhiên có những từ không thể thay thế được, bởi khi đổi nó có thể làm thay đổi cả ngữ nghĩa.
Chẳng hạn:
Tùng Hoàng chân nhân từng giao đấu với Cóc Tinh, bị chân khí của nó làm bị thương, đến nay vẫn chưa khỏi.
chân nhân, chân khí, đây là hai từ không thể thay đổi, nếu không sẽ thay đổi ý nghĩa nêu ra.
chân nhân là mức độ tôn kính được tôn vinh cho người chân thật ngay thẳng, gọi chân nhân là thể hiện sự tôn tính của người gọi.
chân khí có thể hiểu là luồng khí chân thật, luồng khí đó vẫn tồn tại trong cơ thể mỗi người nhưng chỉ những người, yêu tu hành mới có thể cảm nhận được trong cơ thể họ (chúng), thậm chí có thể điều chỉnh và vận dụng. chân khí không thể thay đổi, bởi ý nghĩa của nó tùy thuộc vào người nêu ra lý giải, thường đều là lời nhắc lại của người khác.
Bản sắc của tiên hiệp nằm ở những điều chưa thể lý giải, từ ngữ cũng vậy, đừng cố làm rõ chúng mà chưa chuẩn bị cho mình một cơ sở lý luận hẳn hoi.
Anh Thư (8 năm trước.)
Level: 11
Số Xu: 979
Em có những thắc mắc sau muốn nhờ anh giải đáp giúp:
1. Em muốn viết về một câu truyện tiên hiệp giữa một thường dân với một người có quyền lực thì có cần phải chú ý đến thời gian hay phải đi theo mốc thời điểm của nó không?
2. Nếu em muốn tránh đi những cái mốc thời gian lịch sử đó thì phải làm như thế nào để không bị thay đổi cốt truyện của em.
3. Khi viết tiên hiệp thì đòi hỏi tác giả phải có hiểu biết về vốn từ của chữ hán việt để làm rõ ra cái sắc của thiên hiệp, vậy nếu em dẫn truyện thì phải dẫn như thế nào nghe mới ra được cái sắc của tiên hiệp.
Chỉ có tí xíu vậy hoi, hi vọng anh sẽ giúp đỡ cho em nha >_____<