[Góp ý] Cách xưng hô, ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp, văn hóa trang phục và vấn đề xã hội người Việt cổ

[Góp ý] Cách xưng hô, ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp, văn hóa trang phục và vấn đề xã hội người Việt cổ
Thích
Ở đây Nadeshiko muốn nói riêng về các vấn đề mà các tác gia nghiệp dư thường gặp phải khi viết văn cổ trang lịch sử Việt Nam.
Văn học mạng của Việt Nam ta bị ảnh hưởng rất lớn về văn học Trung Quốc, bởi vậy có rất nhiều bạn thường nhầm lẫn hoặc không hiểu về cách xưng hô, ăn mặc cùng văn hóa xã hội của Việt Nam thời cổ cùng phong kiến, khi viết văn có phong thái Trung Quốc rất mạnh. Nadeshiko muốn ghi ra đây để mọi người hiểu rõ hơn.
I. Hệ văn hóa
Theo lịch sử ghi lại, người Việt tổ tiên cùng người Trung Quốc tổ tiên đều có xuất phát từ nhánh bộ tộc Thần Nông, nhưng muốn nói đến hệ văn hóa của hai quốc gia là hoàn toàn khác nhau, đến từ hai nhánh khác biệt. Trung Quốc nền văn hóa chủ đến từ phía bắc bộ tộc Xi Vưu, mà Việt Nam nền văn hóa bị ảnh hưởng nhiều bởi các bộ tộc đến từ phía Nam và Đông nam châu Á là chính. Người Trung Quốc bây giờ dân tộc tổ tiên có thể chia ra làm hai loại cơ bản là người phương bắc (tổ tiên là bộc tộc Xi Vưu) và người phương nam (tổ tiên là bộ tộc Thần Nông). Mà người Việt Nam bây giờ cũng là sự giao thoa của hai nhánh chính là người bắc (tổ tiên là bộ tộc Thần Nông) và người nam (tổ tiên là các dân tộc đến từ phía nam và đông nam Á), ngoài ra người miền trung là sự giao thoa của hai dân tộc.
Văn hóa dân tộc từ bắt đầu phát sinh đến nay đã trải qua hàng nghìn năm, thời gian quá dài để nó có thể giữ nguyên vẹn. Huống chi văn hóa là không ngừng phát triển, chịu ảnh hưởng và giao thoa, nếu nói giữ vững thuần túy văn hóa Việt thì rất không chân thật. Nhưng bất kể quá trình thế nào, thì cái gốc của văn hóa Việt là hoàn toàn khác văn hóa Trung Hoa. Văn hóa khỏi điểm của chúng ta cùng văn hóa Trung Hoa là hai hệ khác nhau, xin đừng nhầm lẫn. Về phần vì sao văn hóa hiện tại Việt cùng văn hóa Trung Hoa lại có điểm giống nhau nhiều đến thế thì Nadeshiko sẽ nói sau.
II. Cách xưng hô, sử dụng ngôn ngữ
Nadeshiko thấy hiện rất nhiều bạn viết văn cổ trang đều dùng ngôi xưng là “ngươi” – “ta” với tất cả mọi người vai vế trong văn, tác giả nào cẩn thận hơn sẽ có thêm vào “ngài” – “ta” đối với bậc người kính trọng. Đương nhiên cũng có những tác giả am hiểu những thứ này, chỉ là phần lớn những tay viết mới không hiểu nên Nadeshiko muốn nói rõ ra một chút. Sự thực, người Việt ngày xưa hung hô cùng chúng ta bây giờ vẫn gần giống, nhất là ở trong dân gian có độ giống nhau rất cao.
Cách xưng hô của người Việt ta rất phong phú, chứ không đơn điệu như người Trung Hoa xưa chỉ biết dùng “ngươi ta” “ta ngươi” đâu.
Xưng hô của đàn ông
1. Xưng hô của người có địa vị cao, có học thức
Xưng hô ở trường hợp lớn, nghiêm túc, với người có địa vị thấp hơn (với người có địa vị cao) hoặc người không có học thức hoặc học thức kém hơn mình (với người có học thức): thì sẽ xưng hô “ta” – “ngươi”.
Xương hô ở trường hợp bình thường, riêng tư với người có địa vị thấp hơn mình hoặc học thức kém hơn, không có học thức: có thể xưng “ta” – “ngươi” hoặc “ta” – “chú”, “ta” – “anh”
Xưng hô ở trường hợp lớn, nghiêm túc, trang trọng với người có địa vị cao hơn mình hoặc người có học thức cao hơn mình: tự xưng tên và gọi người đối thoại bề trên của mình bằng kính xưng tùy theo địa vị, cũng có thể xưng bằng “ngài” (xưng bằng ngài thì sẽ tỏ rõ sự lạnh nhạt cùng cung kính chỉ theo nghi lễ, không thân mật. Mà xưng “ta” – “ngài” thì trong cuộc hội thoại này sẽ có một chút xích mích hoặc mâu thuẫn vấn đề với nhau nhưng không lớn).
Trường hợp học trò xưng với thầy sẽ tự xưng “con” hoặc “học trò” và gọi “thầy”, một số môn phái võ học hoặc nghề độc truyền sẽ xưng “con” và gọi “sư phụ”.
Thường thì xưng hô với người bề trên ở trường hợp riêng tư cũng không khác với ở trường hợp lớn, trừ phi hai bên quan hệ thân mật mới có thay đổi một chút tùy thuộc vào từng người tính cách cùng tâm tính tư duy, thậm chí hoàn cảnh.
Xưng hô với cha mẹ: thường thì tự xưng “con” hoặc xưng tên – với người có địa vị rất cao, ở trường hợp đặc biệt sẽ tự xưng “con trai” hoặc “nhi tử” – nếu gặp phải trường hợp này thường là nhận lỗi hoặc làm sai việc gì tự thú nhận.
Xưng hô với trưởng bối: thường sẽ tự xưng tên cùng gọi vai vế trưởng bối của mình – chú ý, chỉ gọi vai vế, trừ khi có nhiều người cùng vai vế thì xưng kèm theo tên (với trưởng bối là nam) cùng kèm theo thứ bậc sắp xếp trong nhà (với trưởng bối là nữ, cung có thể gọi với tên; nếu là con dâu gả vào mà không phải sinh ra trong nhà thì gọi với tên chồng hoặc thứ bậc của chồng). Cũng có thể tự xưng con với trưởng bối thân thiết có vai vế rất cao.
Xưng hô với vợ: tự xưng “ta” hoặc tự xưng tên, gọi là “phu nhân”, “nàng”, “em” hoặc gọi tên vợ, tùy theo mức độ kính trọng hoặc thân mật.
2. Xưng hô của người bình thường, thường dân
Người dân chân đất xưng hô càng gần với ngày nay, cách gọi đều là anh chị, tôi em, cô em, người anh em, thằng nó, ông, đức ông, bà, phu nhân, công nương… và tự xưng tôi, anh, em, con…
Khi người đàn ông đang tán tỉnh một cô gái có thể xưng “ta” – “nàng” để ra vẻ mình một chút.
Xưng hô với cha mẹ, trưởng bối: tự xưng con (hoặc tôi với trưởng bối cách vai vế gần) và gọi theo vai vế, nhiều người cùng vai vế sẽ gọi kèm thứ bậc hoặc kèm tên.
Xưng hô với vợ: tự xưng “tôi” hoặc “ta”, gọi vợ là “mình” hoặc “em”, “nàng”
Xưng hô của người phụ nữ
Phụ nữ Việt Nam có sự xưng hô rất phức tạp, tùy theo tính cách từng người cùng đia vị, học thức cùng vai vế sẽ có sự khác nhau. Phụ nữ có chồng cùng chưa có chồng xưng hô một kiểu, đã có chồng mà theo tính cách mạnh mẽ hay yêu đuối lại có xưng hô khác nhau, người phụ nữ địa vị cao cùng địa vị thấp lại xưng hô khác nhau, phụ nữ có chồng cũng tùy vào tình cảm cùng thái độ của mình với chồng lại xưng hô khác nhau.
Phụ nữ xuất thân tốt, có giáo dục gả cho người bình thường: tự xưng “em”, gọi chồng là “chàng”
Phụ nữ xuất thân bình thường, gả cho người bình thường: tự xưng “em”, gọi chồng là “chồng”, nếu có con thì gọi là “bố nó” hoặc “bố cái…” (… là tên con trai)
Phụ nữ xuất thân bình thường, gả cho người có học thức: tự xưng “em” gọi chồng là “chàng”
Phụ nữ xuất thân cao: rất phức tạp, nói ra có rất nhiều trường hợp…
Gả người xưng hô với chồng: ta – chàng; em – chàng; thiếp – chàng; em, ta – quan (chồng làm quan, vợ xuất thân cao phú quý hơn chồng); em, ta – thầy (chồng làm thầy dạy học mình có xuất thân cao); ta – phu quân, tướng công; thiếp – phu quân, tướng công; em – ngài…
Gả người xưng hô với người khác: tự xưng thiếp hoặc ta; cũng có thể trực tiếp triệt xưng mình không có trong lời nói – trường hợp này thể hiện người phụ nữ không muốn cùng người ngoài giao tiếp quá nhiều, thủ bổn phận đã kết hôn, thường là người phụ nữ hiền lành mềm yếu.
Chưa kết hôn: tự xưng “em” hoặc “ta”, tự xưng với người trẻ tuổi hơn mình là “chị”, “ta” gọi là “chú”; với người tuổi ngang hoặc lớn hơn thường tự xưng “em” hoặc “ta”, cũng có thể triệt xưng bày tỏ sự ngại ngùng, gọi “anh”, “chàng”, hoặc xưng thêm với nghề nghiệp như “anh học trò”, “chàng quan lớn”…
Các xưng hô khác cùng ngôn ngữ giao tiếp
Từ trên có thể thấy cách xưng hô “ngươi ta” chỉ dùng ở những người có vai vị cao, hoặc cá tính dõng dạc, mạnh mẽ. Trong xưng hô thường ngày người Việt càng hay dùng cùng dùng phổ biến những xưng hô mang sắc thái tình cảm hơn.
Ngoài ra, còn một số xưng hô bày tỏ sự tuyệt đối kính trong và phân bậc giai cấp như dân với quan, dân tự xưng “con” và gọi quan là “quan lớn” hoặc “quan ngài”. Tự xưng con cũng để biểu thị ý nghĩa cụm từ “Quan phụ mẫu” chính là quan như cha mẹ mà xưng con. Nhưng tự xưng “con” chỉ là dân thường mới xưng, những người có học cùng địa vị cao sẽ xưng “ta” hoặc tự xưng tên, là học trò sẽ tự xưng “học trò”.
Người đi ở (chính là người hầu, con hầu hoặc nói là tỳ nữ) cho gia đình giàu có mà không phải quan lại sẽ tự xưng “con” và xưng ông bà chủ là “ông” hoặc “đức ông” và “bà” hoặc “phu nhân”. Trong trường hợp này xưng “con” là biểu thị sự thấp kém của mình, nhân vật cá tính ngang ngạnh sẽ xưng “tôi”.
Về ngôn ngữ giao tiếp, người Việt xưa cùng nay ngôn ngữ giao tiếp không có khác là mấy, nếu có khác chính là càng thêm cẩn thận cùng chú ý lễ nghĩa, ngôn ngữ hơi cổ hóa đi một chút nhưng không bị Hán hóa quá nhiều. Người địa vị cao cùng có học thức giao tiếp ăn nói mới thường sử dụng nhiều cổ ngữ, câu chữ trong ẩn hàm rất nhiều ý nghĩa, có tính hàm súc rất cao, người dân thường thì không cần thiết quá chú ý ngôn ngữ hàm súc, chỉ cần không mang từ ngữ hiện đại vào là được.
Tuy vậy, bởi vì văn hóa xưng hô cùng ngôn ngữ cách thức thời cổ của người Việt ta quá mức đa dạng phong phú, rất khó nắm bắt.
III. Trang phục ăn mặc
Trang phục Nadeshiko xin phép được chia làm ba giai đoạn tính tiêu biểu: trước phong kiếm Trung Hoa thống trị và thời phong kiến Trung Hoa thống trị; thời đại phong kiến từ Ngô Quyền đến đầu nhà Nguyễn; thời nhà Nguyễn và phương Tây xâm nhập.
Nadeshiko thấy rất nhiều tác gia viết sử Việt rất hay, nhưng khi nói đến quần áo trang phục của nhân vật thì lại dùng (là miêu tả) Hán y – phục trang cổ Trung Quốc. Viết như vậy thật lệch lạc đáng tiếc, nếu không hiểu biết thì thôi, như hiểu biết thì sẽ có cảm giác râu ông nọ cắm cằm bà kia rất quái dị.
#. Trước tiên là nói trước thời Trung Hoa thống trị, tức thời Vua Hùng cùng An Dương Vương
Như Nadeshiko đã nói trước, hệ văn hóa của Việt Nam và Trung Quốc xuất phát từ hai hệ thống khác nhau, nên phục sắc văn hóa thời mở đầu cũng khác nhau. Thời mở đầu, dân tộc ta chưa chịu sự ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa thống trị nên trang phục có hệ đặc sắc riêng. Người Trung Hoa y phục chính là thể áo cánh cổ chéo, vạt dài hết hông, lấy đai lưng buộc để cố định, gần giống với Hán y mà chúng ta vẫn thấy trên phim cổ trang kiếm hiệp Trung Quốc, quần cũng là đóng khố, nhưng về sau phát triển thành quần ngắn rồi quần dài. Mà người Việt chúng ta là áo cổ chui đóng cúc, không phải buộc vạt, trước khi có đóng cúc thì chính là hai mảnh áo chui ở giữa, lấy đai lưng buộc cố định với đóng khố, cũng có thể không mặc áo cởi trần.
Nữ tính Trung Hoa Nadeshiko không quá rõ ràng, nhưng nữ tính Việt thì mặc áo yếm với loại áo cổ chui ngắn đến bụng, cổ xẻ chữ v tới ngực, hoặc áo yếm với áo cánh ngắn, mặc váy chui (có thể là váy đụp bây giờ hoặc là váy cô gái Thái quấn chân), ở bụng đeo trang sức che là vải hoa văn hạt gạo, thả dây lệnh trước. Dây lệnh là điểm rất đặc trưng của người Việt cổ, cùng với miện quan tam lệnh đặc trưng là điểm vô cùng riêng của văn hóa Việt, trên dây lệnh buộc ở trước bụng thả dài xuống thường có hoa văn là chim lạc hoặc hoa sen, cũng có thể là hoa văn con lộc. Dây lệnh của nam thường ngắn, chỉ dài đến gối, mà dây lệnh của nữ thường dài đến gần chân váy.
Đây là về ăn mặc, ngoài ra còn có phụ trang. Đàn ông Việt cổ thường đeo trang sức ở cổ hoặc trên đầu đội mũ lông chim, mũ lông chim là biểu tượng của người có thân phận cao quý, phụ nữ đeo trang sức là vòng tay đồng cùng vòng tai – xin phép mình gọi là vòng tai mà không phải hoa tai, cũng có thể là vòng trang trí lông vũ.
Ngoài ra còn có đi giày dép ở thời Vua Hùng… về vấn đề này thì mình không biết được, nhưng hẳn là có. Trong sử ghi lại, thời Trung Hoa bắt đầu thống trị không lâu về khởi nghĩa Hai Bà Trưng có miêu tả về Hai Bà Trưng đi guốc ngà, cài trâm vàng. Người trung hoa không đi guốc, họ đi giày, bởi vậy văn hóa đi dép guốc này chỉ có thể là của người Việt mà thôi. Trên trống đồng cùng văn tích không có ghi chép rõ ràng hẳn là vì chỉ những người địa vị cao mới đi giày hoặc guốc (kỳ thực là dép, nhưng bởi vì làm từ gỗ nên sẽ gọi là guốc), còn người dân bình thường đều đi chân đất. Kiểu tóc cài trâm thì xuất phát từ Trung Hoa, phụ nữ Việt Nam tóc thường để xõa hoặc búi gọn trên đỉnh đầu (giống như cô gái dân tộc Thái hoặc cô gái Lào vậy), nam để tóc ngắn.
Đàn ông tóc dài là văn hóa Trung Hoa mang tới. Khi người Trung Hoa thống trị mang tới sự áp đặt, yêu cầu đàn ông để tóc dài, tóc búi sau đầu. Thời kỳ này cũng là thời kỳ bắt đầu xuất hiện của việc quấn khăn ở người Việt, chính là tiền thân của khăn đóng ngày nay đi với áo dài. Có lẽ ít ai biết áo dài trên thực tế ra đời từ ngay lúc này, nhưng cũng không phải hoàn chỉnh áo dài mà là một loại phục trang mà Hai Bà Trưng mặc áo với váy dài. Sách sử dân gian có ghi, áo tứ thân mà phụ nữ ở dân gian mặc là do tránh đi không mặc áo dài hai tà của Hai Bà Trưng, bày tỏ sự tôn xưng, mới biến thành áo ‘bốn tà’. Khăn đội đầu ban đầu để giữ tóc, sau trong cung đình để làm đẹp thay cho miện đội đầu lệnh hoặc mũ lông chim.
Cũng từ đây bắt đầu, quần áo của người Việt bị chịu ảnh hưởng rất nhiều từ phong cách Trung Hoa, các văn hóa khác cũng bắt đầu cải biến, trong trang phục, đặc biệt là nữ tính trang phục bị cách điệu Hán hóa rất nhiều. May mắn là sự thay đổi về trang phục chủ yếu xảy ra ở tầng địa vị cao, dân gian bình thường vẫn giữ cách ăn mặc tục lệ cũ, bị ảnh hưởng cũng không nhiều, đều là cải biến tốt hơn.
#. Về thời đại Ngô Quyền đến đầu nhà Nguyễn, thời kỳ này phục trang chịu ảnh hưởng khá nhiều từ văn hóa Trung Hoa, bởi vậy thoạt xem y quan sẽ khá giống với người Trung Hoa. Nhưng là hai quốc gia địa vị và văn hóa nguồn gốc khác nhau nên vẫn có sự phát triển không giống nhau. Y phục Trung hoa thiên về rườm rà cách thức rất nhiều, thể hiện quốc gia lớn mạnh, sung túc và hưởng lạc, mà y phục người Việt sử ngắn gọn cùng thuận tiện là chính, nhan sắc cũng không quá rực rỡ, cũng thể hiện tây là một quốc gia có lịch sử không yên ổn.
Về phụ trang giày, bởi vì ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, người Việt lúc này phổ biến đi giày, nhưng hoàn cảnh khác nhau nên vẫn có người đi guốc, có chạy chân trần. Có thể chia ra làm ba giai tầng, giàu có, có địa vị thì đi giày, tầng giầu có hoặc khá giả, nữ tính thường đi giày mà nam thì đi guốc (guốc mộc nhưng không phải loại guốc Nhật geta quai xỏ ngón, mà như guốc dép bây giờ quai bình thường ấy), tầng dân nghèo thì đi chân đất.
Trang sức, người Việt hiện tại lúc này dùng khăn đội vấn tóc là chủ yếu, nam tóc ngắn, tóc dài búi lên đội khăn đóng, nữ dùng khăn vấn tóc. Ở tầng địa vị cao, có thể gọi quý tộc lại có phân chia, chưa kết hôn cô gái có thể vấn tóc hoặc để xõa, đã kết hôn sẽ rẽ tóc ngôi giữa búi lên rồi đội khăn đóng nữ cùng cài một ít trâm hoa kim sai. Rất ít phụ nữ Việt đội kim sức như phụ nữ phong kiến Trung Hoa.
Đặc trưng khăn mỏ quạ là của con gái Kinh Bắc, cùng với khăn quàng cổ kẻ trắng đen của người phương nam vậy, ngày xưa đội khăn mỏ quạ chỉ có tầng thấp bình dân hoặc người hát quan họ Kinh Bắc mới đội.
#. Từ thời nhà Nguyễn bắt đầu, thậm chí sớm hơn thế, sự du nhập của văn hóa phương tây cũng bắt đầu thay đổi văn hóa truyền thống của người Việt, sau cũng sinh thành loại áo dài ngày nay.
Loại trang phục này sơ hình từ rất sớm, nhưng qua gần hai ngàn năm mới hoàn thiện, có được vẻ đẹp thướt tha như bây giờ, cũng mang đặc trưng cá tính dân tộc Việt. Không bằng Trung Hoa kiêu ngạo cùng cao quý, không có Nhật Bản nghiêm túc cùng chấp nhất, không có Hàn Quốc lễ nghi cùng e dè, nhưng lại có sự mềm mại thanh nhã, thoải mái, thân thiện cũng không kém phần cứng cỏi như cây tre Việt Nam.
Nếu như có tác giả nào đang viết sử Việt, xin đừng đem hai nước trang phục nhầm lẫn, bởi vì y phục không đơn giản chỉ là để mặc hay biểu trong văn hóa, nó còn thể hiện ánh mắt xã hội cùng địa vị người mặc, thái độ của xã hội đối với người mặc.
VI. Vấn đề xã hội
Xã hội phong kiến cùng xã hội ngày nay khác xưa. Nadeshiko đọc một vài cuốn tiểu thuyết về lịch sử Việt, nhận thấy ra có rất nhiều tác gia nhần lẫn về thái độ của xã hội đối với người phụ nữ. Rất nhiều tác giả đem địa vị của người phụ nữ trong xã hội Trung Hoa biến thành xã hội Nam Việt, đây là hoàn toàn sai lầm. Mặc dù bị ảnh hưởng rất nhiều từ nền phong kiến Trung Hoa, nhưng địa vị của người phụ nữ trong xã hội Việt thời phong kiến tuy không cao nhưng cũng không rẻ mạt như bùn.
Bởi vì sự ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa nên thái độ của người Việt ta đối với phụ nữ khá đa dạng. Có người đem phụ nữ thành hạ đẳng thấp hơn nam giới, thích năm thê bảy thiếp, nhất là các văn sĩ nho học, theo đạo Nho gia nên rất coi thường người phụ nữ. Vào thời Trần cùng thời Lê Nho học phát triển hưng nên người phụ nữ cũng khá thấp đầu. Nhưng là điều này không có nghĩa là người phụ nữ có địa vị thấp, những người phụ nữ có học tài ba rất được tôn kính, bình thường họ không ra mặt, nhưng một khi xuất hiện hoàn toàn có thể thay lời nói của chồng mình – người phụ nữ đã có chồng sẽ được tôn trọng hơn cô gái chưa chồng. Tổng thể thời phong kiến địa vị của người phụ nữ cũng không cao, nhưng cũng không có nhiều chèn ép trói buộc như xã hội Trung Quốc.
Trong lịch sử có Hai Bà Trưng, Bà Triệu, thái hậu Dương Vân Nga làm tiêu biểu, địa vị của người phụ nữ cũng không thấp. Nếu không phải Nho học ảnh hưởng, có lẽ địa vị của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam sẽ khá cao. Bởi theo Nadeshiko đọc trong thần hệ của Việt nam mẫu thánh chiếm số cực lớn, gần như tất cả các thần thờ đều là mẫu thần, trong đó bốn vị thần quan trọng đều là Mẫu thần: Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải. Quan niệm của người Việt gửi gắm rất rõ ràng, người đàn ông đại biểu cho sức mạnh cùng hy vọng, chiến đấu, người đàn bà đại biểu cho trí tuệ cùng sáng tạo, yên ổn.

Bài cùng chuyên mục

Trúc Nguyên

Trúc Nguyên LJS (4 năm trước.)

Level: 9

70%

Số Xu: 11316

Trúc Nguyên LJS đã tặng 3 Xu cho Tác Giả.

Ủng hộ tác giả ^ ^

 


Tùng Hoàng

Chí Sơn (7 năm trước.)

Level: 8

63%

Số Xu: 2833

Ảnh bìa của bài viết hỏng rồi. Đổi cái khác đi bạn ơi.


ManThienTu

ManThienTu (7 năm trước.)

Level: 4

80%

Số Xu: 67

Nadeshiko

Về bộ tộc Thần Nông và bộ tộc Xi Vưu, đó chỉ là cách gọi mà thôi, bạn đừng để ý. Lịch sử từ mấy ngàn năm trước ai mà...

Còn về các luận điểm như văn hóa, cách xưng hô thì mình cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều và luận điểm phản bác, thế nhưng có lẽ nếu làm vậy thì có vẻ hơi bất lịch sự đối với tác giả và bài viết, vậy nên mình xin không nói, và dừng toàn bộ ý kiến của mình đối với bài viết ở đây. Bởi nguyên tắc vẫn luôn alf tôn trong tác giả và ý kiến tác giả!

Cảm ơn!


ManThienTu

ManThienTu (7 năm trước.)

Level: 4

80%

Số Xu: 67

Còn nói về nguồn gốc của sự phân chia Nam Bắc thì phải nói từ thời Đế Minh. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép, Kỷ Hồng Bàng, Đế Minh là cháu ba đời của Viêm Đế, họ Thần Nông, có con cả là Nghi, sau nam tuần tới chân núi phía bắc dãy Ngũ Lĩnh thì lấy con gái Vũ Tiên sinh ra Lộc Tục.Lộc Tục thông minh nên Đế Minh muốn bỏ trưởng lập thứ truyền ngôi, nhưng Lộc Tục không nghe nên ông chia thiên hạ làm hai, lấy Dương Tử giang (Trường giang) làm ranh giới, phía bắc tới Ngũ Lĩnh giao cho Nghi, phía nam Ngũ Lĩnh (Lĩnh Nam) giao cho Lộc Tục. Nghi được truyền ngôi nên xưng là Đế Nghi, Lộc Tục chỉ là vương nên xưng là Kinh Dương Vương. Chính thức từ đó mới có khái niệm hai miền nam bắc. Và việc này cũng chính là ngã rẽ của hai dân tộc Xích Qủy (Việt) và Hoa Hạ.

Về Xi Vưu và Thần Nông, là chung một tộc, Thần Nông là Tổ tiên của Xi Vưu. Truyền thuyết chỉ có sự phân hóa giữa Xi Vưu và Hoàng Đế mà thôi. Rất mong bạn lưu ý vấn đề này!


Nadeshiko

Nadeshiko (7 năm trước.)

Level: 7

60%

Số Xu: 14591

ManThienTu

"Người Trung Quốc bây giờ dân tộc tổ tiên có thể chia ra làm hai loại cơ bản đó là người phương bắc (Tổ tiên là bộ tộc XI Vưu)...

Về bộ tộc Thần Nông và bộ tộc Xi Vưu, đó chỉ là cách gọi mà thôi, bạn đừng để ý. Lịch sử từ mấy ngàn năm trước ai mà rõ ràng được, thứ Nadeshiko nói chỉ là đại khái chia ra thôi, dù sao mình cũng không tinh thông sử Trung Quốc. Ngay cả Việt Nam mình cũng có 54 dân tộc và tổ nguồn khác nhau tụ hội lại, nói chi rộng lớn như Trung Quốc?


ManThienTu

ManThienTu (7 năm trước.)

Level: 4

80%

Số Xu: 67

"Người Trung Quốc bây giờ dân tộc tổ tiên có thể chia ra làm hai loại cơ bản đó là người phương bắc (Tổ tiên là bộ tộc XI Vưu) và người phương nam (Tổ tiên là bộ tộc Thần Nông)

Thực sự mà nói mình rất tôn trọng ý kiến của bạn, nhưng mình khoogn đồng ý cho lắm. Thần Nông vốn là ông tổ của Nông gia và được coi là tổ tiên hay thủ lĩnh của tộc Xi Vưu. Thần Nông thậm chí còn có ngoại hình rất giống với Xi Vưu, vì vậy không thể nói đây là hai bộ tộc khác nhau và càng không thể lấy đó làm căn cứ để nói tới tổ tiên của hai miền Trung Quốc.

Đã chỉnh sửa bởi: ManThienTu (Xem)

Trước tiên mình xin tôn trọng ý kiến của bạn. Nhưng sau đây mình xin phản biện lại các luận điểm của bạn.

 

Thứ nhất, bạn nói: "Người Trung Quốc bây giờ dân tộc tổ tiên có thể chia ra làm hai loại cơ bản đó là người phương bắc (Tổ tiên là bộ tộc XI Vưu) và người phương nam (Tổ tiên là bộ tộc Thần Nông).

Cá nhân mình có ý kiến chủ quan phủ nhận điều này. Thần Nông vốn là ông tổ của Nông gia và được coi là tổ tiên hay thủ lĩnh của tộc Xi Vưu. Thần Nông thậm chí còn có ngoại hình rất giống với Xi Vưu, vì vậy không thể nói đây là hai bộ tộc khác nhau và càng không thể lấy đó làm căn cứ để giải thích cho việc TQ có người phương bắc, kẻ phương nam. Về vấn đề này chủ yếu dựa vào quá trình lịch sử mở mang bờ cõi của các tập đoàn phong kiến phương bắc, bắt nguồn từ những cuộc di dân chinh phục thời nhà Chu xuống vùng châu thổ sông Dương Tử.

Mình ví dụ nhé, kết thúc Xuân Thu Ngũ Bá, Thất Quốc Tranh Hùng, Tần Vương Doanh Chính thống nhất thiên hạ, đã lệnh Triệu Đà, Nhâm Ngao tiến xuống Lĩnh Nam bình định Bách Việt (Con cháu của Kinh Dương Vương, Tổ tiên của người Việt). Sau này Hán Vũ Đế tiêu diệt Nam Việt, mới chính thức sáp nhập hoàn toàn vùng đất phía Nam trung quốc. Tới thời tam quốc, khái niệm bắc nam rất rõ ràng vì khi ấy Tào Ngụy nắm toàn bộ đất bắc, đông ngô nắm trung tâm đất nam và đông, Thục Hán nắm tay nam.

Mình nói sơ lược qua về vấn đề này, chứ nếu để nói rõ thì rất dài dòng, bởi nó là cả một bề dày và chiều dài lịch sử của một dân tộc lớn, quá trình phân chia này được ảnh hưởng bởi các biến cố lịch sử và sự kiện địa chính trị của TQ cùng với các quốc gia khác, trong đó có Nam Việt và người Việt cổ tại Lĩnh Nam. Chứ không thể nói như cách bạn nói ở trên để nói tới sự phân hóa hiện nay

 


Tiểu Long

Tiểu Long (7 năm trước.)

Level: 12

98%

Số Xu: 23131

Hội/Nhóm

[Hội Bình Văn]

[Vai trò: Trưởng nhóm][Cấp bậc: Bạc Bạc]

Bài viết tương đối có bài bản và rất thuyết phục. Cảm ơn bạn.


Hoa Hoa Tự Vũ

Hoa Hoa Tự Vũ (7 năm trước.)

Level: 10

86%

Số Xu: 6729

Danh hiệu:

Hoa Hoa Tự Vũ đã tặng 10 Xu cho Tác Giả.

Ủng hộ bài viết của tác giả.

Góp ý nhỏ, nếu có thêm hình vẽ minh họa thì sinh động hơn.

 


Nadeshiko

Nadeshiko (7 năm trước.)

Level: 7

60%

Số Xu: 14591

Hắc Đê U

Tặng ủng hộ tác giả, chờ tương lai một bài chi tiết hơn. Góp ý là câu chữ dính sát nhau, khó đọc quá.

Cám ơn. Lần sau mình sẽ viết rõ ràng hơn.


Hắc Đê U

Hắc Đê U (7 năm trước.)

Level: 7

78%

Số Xu: 2110

Hắc Đê U đã tặng 10 Xu cho Tác Giả.

Tặng ủng hộ tác giả, chờ tương lai một bài chi tiết hơn.

Góp ý là câu chữ dính sát nhau, khó đọc quá.


Xem Thêm

Thành Viên

Thành viên online: Uyển Nhi Anh Nhu Akina và 159 Khách

Thành Viên: 61000
|
Số Chủ Đề: 9041
|
Số Chương: 28221
|
Số Bình Luận: 115398
|
Thành Viên Mới: Suet Lau

duyên âm truyen 12 chom sao phân tích trao duyên 5cm/s cảnh ngày hè ma nữ đáng yêu sesshomaru thuyết minh về cây lúa phế hậu tướng quân thuyết minh về áo dài tuổi trẻ và tương lai đất nước

Audio truyện full

phàm nhân tu tiên audio

tiên nghịch audio

vũ thần chúa tể audio

thế giới hoàn mỹ audio

vô thượng thần đế audio

van co than de

Bảo Hộ Tộc Trưởng Phe Ta audio

Sư Huynh Ta Quá Ổn Trọng audio

Quỷ Bí Chi Chủ audio

Thiên Cơ Lâu: Bắt Đầu Chế Tạo Âm Hiểm Bảng audio

Tối Cường Trang Bức Đả Kiểm Hệ Thống audio

Tu Chân Tứ Vạn Niên audio

thê vi thượng

truyện teen

yêu thần ký

con đường bá chủ

thần mộ

đế bá

tinh thần biến

thần ấn vương tọa

đấu la đại lục 5

Truyện ebook dịch full

bắt đầu 3000 lượt rút thăm, ta trực tiếp thành bá chủ dị giới

bất diệt thần vương

chư giới tận thế online

đại phụng đả canh nhân

sư huynh ta quá ổn trọng

ta! thiên mệnh đại nhân vật phản phái

thiên cơ lâu: bắt đầu chế tạo âm hiểm bảng

thiếu niên ca hành

thiếu niên bạch mã túy xuân phong

tối cường trang bức đả kiểm hệ thống

tối cường sơn tặc hệ thống

trọng sinh chi tối cường kiếm thần

tu chân tứ vạn niên

vạn cổ tối cường tông

chẳng lẽ thật sự có người cảm thấy sư tôn là phàm nhân sao

đại sư huynh không có gì lạ

phu quân Ẩn cư mười năm, một kiếm trảm tiên đế

núp lùm trăm năm, khi ra ngoài đã vô địch!

quang âm chi ngoại

quật khởi thời đại mới

ta là tham quan các nàng lại nói ta là trung thần

thiên hạ đệ cửu

trọng sinh thay đổi thời đại

xuyên đến năm mất mùa, ta trở thành mẹ chồng cực phẩm

bất diệt long đế

côn luân ma chủ

đan hoàng võ đế

đỉnh cấp khí vận, lặng lẽ tu luyện ngàn năm

đường tăng đánh xuyên tây du

hoả chủng vạn năng

long phù

mỹ thực gia Ở dị giới

nguyên lai ta là tu tiên đại lão

nhân danh bóng đêm – đệ nhất danh sách 2

siêu cấp thần y tại đô thị

ta chỉ muốn an tĩnh làm cẩu đạo bên trong người

từ dã quái bắt đầu tiến hóa thăng cấp

ta tu tiên tại gia tộc

tạo hóa chi vương

thần cấp đại ma đầu

thiên cơ điện

tu chân nói chuyện phiếm quần

tu la ma đế (tu la đế tôn)

từ man hoang tộc trưởng chứng đạo thành thần

tuyệt thế dược thần

vạn tộc chi kiếp

xích tâm tuần thiên

ta thật không phải cái thế cao nhân

ta thật không muốn trọng sinh a

âm phủ thần thám

đại mộng chủ

gia gia tạo phản tại dị giới, ta liền vô địch Ở đô thị!

livestream siêu kinh dị

ta là thần cấp đại phản phái

ta tại trấn ma ti nuôi ma

tây du đại giải trí

trạm thu nhận tai Ách

bần tăng chả ngán ai bao giờ

dạ thiên tử

đế trụ

đối tượng hẹn hò là thần minh chi nữ

đô thị: bắt đầu từ trên đường cứu người

kiếm vương triều

linh cảnh hành giả

ngân hồ

quyền bính

ta thật không muốn làm chúa cứu thế

ta vô địch từ phá của bắt đầu

ta xây gia viên trên lưng huyền vũ

thế tử hung mãnh

thì ra ta là tuyệt thế võ thần

toàn chức nghệ thuật gia

tướng minh

bá võ

bắc tống nhàn vương

thập niên 70: cuộc sống gia đình của cô nàng yêu kiều

thâm hải dư tẫn

gia phụ hán cao tổ

đại thánh truyện

cá mặn lên đệ nhất thiên bảng

binh lâm thiên hạ

toàn dân võng du: bắt đầu vô hạn điểm kỹ năng

đô thị: bắt đầu từ trên đường cứu người

bắt đầu từ một cái giếng biến dị

bắt đầu khen thưởng 100 triệu mạng

bảo hộ tộc trưởng phe ta

bàng môn đạo sĩ Ở thế giới chí quái

bạch thủ yêu sư

thuộc tính tu hành nhân sinh của ta

thoái hóa toàn cầu

thịnh đường quật khởi

[mạt thế] thiên tai càn quét

thiên giáng đại vận

thiên cung

theo hồng nguyệt bắt đầu

thâu hương

thập niên 80: yểu điệu mỹ nhân (cổ xuyên kim)

thập niên 80: tiểu kiều thê

thập niên 80 mẹ kế nuôi con hằng ngày

thập niên 70: trở thành mẹ kế Ác độc của nam chính truyện khởi điểm

thập niên 70: sống lại, làm giàu

thập niên 60: làm giàu, dạy con

thập niên 60: đại nữ xưởng trưởng

thập niên 60: cuộc sống tốt đẹp sau khi trọng sinh

võ công tự động tu luyện: ta tại ma giáo tu thành phật hoàng!

ta mô phỏng con đường trường sinh trong nhóm chat

lãnh địa tại mạt thế

xin nhờ, ta thật không muốn cùng mỹ nữ chưởng môn yêu đương a!

dạy đồ vạn lần trả về, vi sư chưa từng tàng tư

minh thiên hạ

mạt thế vô hạn thôn phệ

mạc cầu tiên duyên

ma vật tế đàn

lược thiên ký

lục địa kiện tiên

lãnh chúa toàn dân: điểm danh nhận giảm giá thần khí

lãnh chúa cầu sinh từ tiểu viện tàn tạ bắt đầu đánh chiếm

kiếm tiên Ở đây

khủng bố sống lại

không để ta chết nữa, ta vô địch thật đấy

khi bác sĩ mở hack

khấu vấn tiên đạo

khai quốc công tặc

hồng hoang quan hệ hộ

hồn chủ

hệ thống siêu cấp tông môn

hệ thống giúp quỷ làm vui

hãn thích

căn cứ số 7

Ở rể (chuế tế)

coi mắt đi nhầm bàn, ta bị đối tượng hẹn hò bắt cóc

điên rồi ! ngươi xác định ngươi là ngự thú sư?

đệ đệ của ta là thiên tuyển chi tử

đại hạ văn thánh

hàn môn kiêu sĩ

hán hương

gen của ta vô hạn tiến hóa

dụ tội

thập niên 70: đoán mệnh sư

đồ đệ của ta đều là trùm phản diện

đấu phá chi dịch bảo hệ thống

đạo quân

đạo lữ hung mãnh của ta cũng trùng sinh

dân gian ngụy văn thực lục

đại quản gia là ma hoàng

đại minh võ phu

đại kiếp chủ

đại chu tiên lại

cường giả hàng lâm Ở đô thị

cuộc sống hằng ngày của kiếm khách cổ đại

cửa hàng kinh doanh Ở dị giới

con ta, nhanh liều cho cha

cỏ dại cũng có hệ thống hack

chung cực toàn năng học sinh

cao thủ thâu hương

cấm kỵ sư

bán tiên

nương tử nhà ta, không thích hợp

ngụy quân tử thấy chết không sờn

ta hôn quân, bắt đầu đưa tặng giang sơn, thành thiên cổ nhất đế

ta tại dị giới thành võ thánh

ta trở thành truyền thuyết Ở hồng kông

ta từ trong gương xoát cấp

tận thế trò chơi ghép hình

thả nữ phù thủy kia ra

nhân sinh của ta có thể vô hạn mô phỏng

ổn trụ biệt lãng

phần mềm treo máy: ta bất tri bất giác liền vô địch

phản phái vô địch: mang theo đồ đệ đi săn khí vận

sủng thú siêu thần

huyền huyễn: ta! bắt đầu sáng tạo thiên cơ lâu!

ta chỉ muốn an tĩnh chơi game

ta có một thân bị động kỹ

thánh khư

thần cấp lựa chọn: ngự thú sư này có Ức điểm dữ dội

thâm không bỉ ngạn

thái cổ thần vương

tên đầu trọc này rất nguy hiểm

tận thế tân thế giới

ta tại tận thế nhặt bảo rương

tại mạt thế, mọi người thay phiên nhau diễn kịch

ta trở thành phú nhị đại phản phái

ta thật sự không mở hắc điếm

ta nguyên thần có thể ký thác thiên đạo

ta làm cẩm lý Ở trò chơi sinh tồn

ta là võ học gia

ta là tùy tùng của nữ phản diện

ta có thể thấy Ẩn tàng cơ duyên

sử thượng đệ nhất mật thám

số 13 phố mink

siêu phẩm vu sư

rich player – võng du thần cấp cường hào

quỷ bí chi chủ

quốc vương vạn tuế

phát thanh khủng bố

phản diện siêu cấp

nhìn thấy thanh máu ta liền vô địch

nhân sinh hung hãn

nguyên tôn

người đưa thư khủng bố

người đọc sách đại ngụy

người chơi hung mãnh

ngạo thế đan thần

mục thần ký

minh triều ngụy quân tử

cổ chân nhân

tuyệt thế vũ thần

tự mình tu thành người đuổi quỷ

trưởng tỷ nhà nông có không gian

trò chơi hệ chữa trị của tôi

tối cường phản phái hệ thống

toàn năng khí thiếu

toàn cầu cao võ

tinh môn

tiêu dao tiểu thư sinh

tiêu dao du

vừa bị từ hôn! siêu cấp thiên hậu mang em bé đến ngăn cửa

y vương cái thế

trùng sinh chi kiêu hùng quật khởi

từ giới giải trí đến nhà giàu số 1

tiên đạo quỷ dị

xuyên việt bắt đầu từ nuôi rồng

xuyên thành thanh niên tri thức nữ phụ về thành phố

xuyên thành nha hoàn của nữ chính, ta nằm yên làm giàu

xe mỹ thực di động của nữ pháo hôi tại mạt thế

wechat của ta kết nối thông tam giới

vừa thành tiên thần, con cháu cầu ta đăng cơ

vũ trụ chức nghiệp tuyển thủ

võ học ta tu luyện có khả năng bạo kích

vô địch thật tịch mịch

vô địch sư thúc tổ

võ công của ta quá thần kỳ, có thể tự động tu luyện

vĩnh dạ thần hành

viễn cổ đi bắt hải sản làm giàu ký

vị hôn thê của ta là kiếm thánh

tùy thân liệp thú không gian (bản dịch)

tu tiên mô phỏng ngàn vạn lần , ta cử thế vô địch

tu tiên ba trăm năm đột nhiên phát hiện là võ hiệp

từ tận thế ta bắt đầu vô địch

tu luyện bắt đầu từ đơn giản hóa công pháp

trùng sinh thế gia tử

trọng sinh trở thành mạnh nhất vũ trụ

trọng sinh đại đạo tặc

trọng sinh 1988: em gái ruột của nam chính truyện niên đại

trò chơi đói khát cầu sinh

triệu hồi cuồng triều Ở mạt thế

trạch nhật phi thăng

toàn dân trò chơi: từ zombie tận thế bắt đầu treo máy

toàn cầu hung thú: ta có vô số thần thoại cấp sủng thú

tiên phủ trường sinh

tiên đình phong đạo truyện

tiệm tạp hoá âm dương

truyện audio

phàm nhân tu tiên audio

tiên nghịch audio

vũ thần chúa tể audio

thế giới hoàn mỹ audio

vô thượng thần đế audio

van co than de

bảo hộ tộc trưởng phe ta audio

sư huynh ta quá ổn trọng audio

quỷ bí chi chủ audio

thiên cơ lâu: bắt đầu chế tạo âm hiểm bảng audio

tối cường trang bức đả kiểm hệ thống audio

tu chân tứ vạn niên audio

thê vi thượng

truyện teen

yêu thần ký

con đường bá chủ

thần mộ

đế bá

tinh thần biến

thần ấn vương tọa

đấu la đại lục 5