- Duyên Nan Ngộ
- Tác giả: Thuấn DC
- Thể loại:
- Nguồn: truyen.vnkings
- Rating: [M] Không dành cho người dưới 16 tuổi
- Tình trạng: Đã hoàn thành
- Lượt xem: 1.624 · Số từ: 1195
- Bình luận: 0 · Bình luận Facebook:
-
Lượt thích: 0
Duyên Nan Ngộ
Tác giả: Thuấn DC
Rating: [M] không dành cho 16 tuổi
Chuyện xưa kể mãi vẫn hay, tục ngữ nói thời nào cũng đúng. Ở đời cái tình cái nghĩa luôn được người ta quý mến, xưa đã vậy, nay càng hơn thế. Cái nghĩa của giàu đáng khen, cái tình của nghèo đáng quý, tình nghĩa là gốc rễ của xã hội, là đức tính của một dân tộc, thấy quên phải học, thấy mất phải bồi, ấy mới là lẽ sống đúng đắn.
Nhắc cái đời phải nói cái duyên, dân nước ta mến cái tình, nhưng đến được bên nhau bởi cái tình rất ít, có thể kết tóc se duyên chủ yếu là nhờ cái nợ, cái duyên. Lúc trước người dân khốn khó rất nhiều, cơm được bữa đói bữa no, áo có cái rách cái vá, cái nghèo kéo tới đủ cái khó, những cái tình cờ trong lúc gian nan tạo nên những mảnh duyên kì lạ nhưng đằm thắm, mộc mạc tình quê.
Nhắc chuyện xưa để nói về cái duyên nan ngộ, cái hay của những chuyện tình cờ trong lúc bắt gặp cái khó của cái nghèo mà bén cái duyên. Nếu nói đến duyên nan ngộ, không thể không nhắc tới chuyện cô Nàng, chuyện không gần cũng không xa, nhưng mỗi khi nhắc lại ai cũng tấm tắc, ngày xưa quá nghèo khó mà tạo nên những cái duyên độc đáo lạ thường.
Nhà cô Nàng rất nghèo, cô chỉ có duy nhất một bồ đồ, ngày đi làm, đêm cởi trần giặc phơi. Mỗi lúc bận bịu nguyên ngày, muốn ra tiệm mua đồ phải đi vào đêm khuya, mà chỉ dám lội dưới bờ sông, mua ở cô bán tiệm cũng gần nhà. Cô làm như vậy cũng là do bí quá hóa liều, lần một lần hai êm xui nên riết cũng quen.
Cái kim trong bọc giấu khéo cũng có ngày lòi ra, anh Đực trong lúc đi xiệt cá vô tình bắt gặp, ánh đèn pin chiếu thấy hết thân hình của cô Nàng. Cô Nàng vừa bí bách vừa xấu hổ, nào dám hô lên, chỉ biết ngồi xuống chịu trận, may gặp anh Đực thiệt thà, tắt đèn để cô đỡ ngượng về nhà.
Cuộc sống lúc đó quá nghèo, không ai quá coi trọng danh tiết, cô Nàng cũng hiểu vậy, người ta đã lỡ thấy thì đành chịu. Sợ là sợ anh đi rêu rao khắp nơi, người ta đồn xấu thì lúc đó không biết cô phải sống thế nào nữa.
May nhờ anh Đực thiệt thà, đã lỡ thấy hết nên muốn chịu trách nhiệm, hôm sau anh sớm nhân lúc cô Nàng chưa đi làm, mang đồ đi qua dạm hỏi. Anh Đực cũng nghèo, là dân xứ khác về đây làm công, sính lễ chỉ có một bộ áo cưới ông bà chủ tặng cho.
Chuyện đã vậy, cô Nàng cũng đành chấp nhận, chuyện đã vỡ ra rồi về sau cô cũng khó tìm được mối duyên tốt. Dù trong tình thế éo le nhưng cô Nàng cũng quý cái lòng của anh Đực, duyên của hai người xem như uốn méo thành tròn.
Ai chê đám cưới, ai cười đám ma. Hai người dù nghèo cũng cố chuẩn bị cho đúng truyền thống ông bà, hàng xóm cũng thương tình xúm lại hỗ trợ, có người chứng kiến, cái lễ cuối cùng cũng vẹn tròn.
…
Chuyện của chị Nàng bộc lộ cái khó của dân nghèo nhưng vẫn để lại nhiều lời ngỏ, dù ngày xưa rất nhiều hoàn cảnh nghèo khó như thế thì cũng rất hiếm có chuyện tương tự.
Nguyên nhân chính có lẽ là do tính vô tư và chủ quan của cô Nàng, nó thể hiện tinh thần lạc quan, ứng phó với tình huống khó khăn trong cuộc sống của những người cùng khổ, nhưng nó lại theo kiểu khác, bộc lộ ra sự lúng túng và khờ khạo của những người thiếu giáo dục trường lớp, khiến cái nghèo cái khó cứ lẫn quẫn không tan.
Sự khờ khạo của cô Nàng không khiến cho những người dân ở đấy phản cảm, ngược lại họ thấy mừng, thấy may cho anh Đực vì vậy mà được vợ. Đời sống khi xưa nghèo khó, vậy nhưng chuyện dựng vợ, gả chồng, tạo dựng gia đình mới lúc nào cũng được mọi người yêu quý, xem trọng. Theo quan niệm của người xưa, thêm một người thêm một phần sức, đồng vợ đồng chồng, tác biển Đông cũng cạn.
Anh Đực lấy được cô Nàng là nhờ xảo hợp, tình cờ gặp được cô dưới bờ sông không một mảnh vải, nhưng đó là tất yếu của cái duyên kéo đến. Quê anh Đực cũng rơi vào cảnh khốn khó cho nên mới đến nơi này làm công, ở đây cũng khốn khó nhưng khắp nơi đều là đồng là ruộng, khó kiếm của dư nhưng chuyện ba bữa cơm không khó.
Ngày anh làm công đổi gạo, đêm anh ra đồng, ra sông mò con cá, bắt con cua đem ra chợ bán kiếm thêm. Tiền kiếm được anh đều gởi về quê cho mẹ nuôi đàn em nhỏ, anh thì vẫn bần hàn tay trắng không nhà không cửa nơi xứ người. Hoàn cảnh của anh Đực lúc đó cũng không ít, cho nên chuyện anh tình cờ được vợ mới khiến không ít người thấy mừng, cũng có người ganh tị. Cái số khốn khó của họ mà có được vợ thì chỉ có thể nhờ duyên may kéo đến, chứ thân họ nào dám tự đến mở lời.
Hai người đến nhờ cái duyên, gặp mặt được một hai lần tự nhiên thiếu đi cái tình, có duyên không tình thì khó mà bền lâu. Tuy nhiên cái tình ở mỗi thời kì lại được hiểu khác nhau, ở đây có sự quý mến của những người cùng hoàn cảnh của anh Đực, cô Nàng được giải nạn tự nhiên cũng có cái ân và cái mến ngược lại. Ngày xưa bà con xem nhau ở cái tình cái nghĩa, cách xử sự của anh Đực thỏa được lòng của họ, tự nhiên càng thỏa được lòng của cô Nàng.
Cái duyên nan ngộ ở đời thoạt nhìn thấy đẹp nhưng cũng có xấu, không phải mối duyên nào cũng vẹn tròn được như anh Đực, cô Nàng. Cái nghèo dẫn tới trăm bề cái khó, lại phát sinh lắm cái tật, chỉ một cái cũng đủ đeo bám, mang theo cả đời không dứt ra được. Mọi người sợ cái nghèo là thế. Càng sợ cái nghèo, họ càng quý cái tình, nhưng chữ ngộ cũng lắm đường lắc lẻo, trăm ngã đường mới được cái thông.
Cái duyên nan ngộ là thế, đẹp cũng bởi cái khó, mới bộc lộ được cái giản dị, cái đầm thắm chân quê.
Sen nở nhờ bùn dơ
Lúa nặng do hơi người
Đời có mấy ai ngờ
Trong khó có cái duyên
May thay được cái tình
Ướm trọn hồn chân quê